10/12/2020 06:25
Riêng mặn xâm nhập mùa khô 2019-2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với địa phương khảo sát, đánh giá làm 24.130ha lúa bị ảnh hưởng và thiệt hại. Trong đó, mức độ từ 30-70% là 6.344ha, trên 70% là 17.787ha; đối với cây màu, có 77ha, cây công nghiệp ngắn ngày bị ảnh hưởng từ 30-70% là 28ha, trên 70% là 49ha. Riêng cây ăn trái, 271ha bị ảnh hưởng, mức độ từ 30-70% là 31ha, trên 70% là 240ha... những thiệt hại trên, đã làm cản trở tiến độ tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đối với một số vùng, địa phương.
Thực trạng đoạn sạt lở tại khu vực ấp Vàm, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú vào mùa triều cường hiện nay.
Trao đổi cùng chúng tôi, ông Lê Quang Răng, Chi cục trưởng, Chi cục Thủy lợi, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: kết quả tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn, thiếu nước, mặn xâm nhập mùa khô năm 2019 - 2020 của tỉnh diễn biến phức tạp. Đầu tháng 12/2019, ranh giới mặn 04‰, ảnh hưởng trên 60km phía sông Cổ Chiên (tại cống Cái Hóp là 8,7‰) và Sông Hậu (vàm Bông Bót là 4,9‰). Sang đầu năm 2020, độ mặn cao nhất đo được tại các sông chính của tỉnh thường xuyên ở mức vượt ngưỡng cho phép, cụ thể trên sông Cổ Chiên tại cống Láng Thé, độ mặn cao nhất trong cống 1,00‰, độ mặn ngoài cống 12‰ (đo ngày 10/01/2020); trên Sông Hậu tại cống Bông Bót độ mặn cao nhất trong cống 2,2‰ (đo ngày 10/01/2020), độ mặn ngoài cống 7,52‰ (đo được vào ngày 08/02/2020); tại cống Tân Dinh độ mặn cao nhất trong cống 2,71‰ (đo ngày 11/01/2020), độ mặn ngoài cống 6,69‰ (đo ngày 11/02/2020). Ranh giới mặn 4‰ thời kỳ đỉnh điểm cách cửa biển 60 - 65km. Nguồn nước ngọt lấy từ các cống đầu mối và dẫn từ Vĩnh Long về không thể cung cấp đến các vùng xa của tỉnh, do đó mực nước trong nội đồng một số nơi không đảm bảo phục vụ sản xuất.
Không những mặn xâm nhập ảnh hưởng đến sản xuất mà còn cả dân sinh, tổng số hộ bị thiếu nước sinh hoạt thời điểm cao nhất 2.950 hộ dân (huyện Cầu Ngang 2.201 hộ, Cầu Kè 583 hộ, Tiểu Cần 166 hộ). Nguyên nhân do một số trạm cấp nước của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn quản lý được đầu tư trên 10 năm. Từ mùa khô năm 2016, tuyến ống liên tục được mở rộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của Nhân dân và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM của các địa phương, số hộ đấu nối tăng, đạt công suất thiết kế của trạm cấp nước.
Dự báo tình hình mặn xâm nhập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung triển khai công tác thủy lợi nội đồng. Năm 2019, tỉnh đã triển khai nạo vét 134,7km kênh, khối lượng đào 1.060.025m3, kinh phí 28,78 tỷ đồng. Đối với nước sinh hoạt, Sở chỉ đạo mở rộng tuyến ống cấp nước cho 02 huyện Càng Long và Châu Thành, tổng chiều dài 170,95km, cung cấp cho 4.000 hộ thuộc 02 huyện; tổng kinh phí đầu tư 9,197 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh 5,782 tỷ đồng và vốn đối ứng của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn 3,415 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, mua ống và phụ kiện để lắp đặt đường ống cấp với tổng chiều dài 123,45km, cung cấp nước sinh hoạt cho 2.950 hộ dân (huyện Cầu Ngang 91,419km/2.201 hộ; Cầu Kè 22,876km/583 hộ; Tiểu Cần 9,155km/166 hộ) và bổ sung 06 giếng khoan với tổng kinh phí 14 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 11,5 tỷ đồng, vốn đối ứng của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn 2,5 tỷ đồng.
Trà Vinh là tỉnh tiếp giáp Biển Đông, có nhiều sông ngòi, nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ BĐKH. Nhằm chủ động ứng phó với hạn, mặn xâm nhập có nguy cơ diễn ra gay gắt trong thời gian tới, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH là cần thiết, nhằm từng bước ổn định cuộc sống của người dân. Trong đó, lấy yếu tố con người làm trung tâm, ngành nông nghiệp phát triển phù hợp là trọng điểm. Từng bước làm cho người dân nhận thức việc không tuân thủ lịch thời vụ cũng như khuyến cáo của các ngành chuyên môn là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nông nghiệp. Từ đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mùa vụ; giống cây trồng chất lượng cao, chịu mặn, phèn cho những vùng thiếu nước tưới và mặn xâm nhập là cần thiết, cần có sự hợp tác tích cực từ cơ quan chuyên môn với người dân. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao khoa học -kỹ thuật, cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất hiệu quả. Ngoài ra, nạo vét các kênh tạo nguồn và kênh nội đồng, xây dựng các cống điều tiết ngăn mặn, trữ ngọt.
Xác định các nhiệm vụ, giải pháp, tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH cho các ngành, lĩnh vực và địa phương của tỉnh, lồng ghép các nội dung, kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; chủ động phòng tránh, giảm thiểu rủi ro do BĐKH gây ra, bảo vệ cuộc sống Nhân dân. Đồng thời, nhằm triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về BĐKH và các cam kết của Việt Nam trong đóng góp do quốc gia tự quyết định theo Thỏa thuận Pari về BĐKH.
Trên cơ sở xác định các tác động của BĐKH đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương trong ứng phó với BĐKH. Tăng cường quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường; khí tượng thủy văn, BĐKH và hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực của các ngành, các cấp và cộng đồng để ứng phó kịp thời, hiệu quả trước các tác động của BĐKH; xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH, nước biển dâng phục vụ công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Từng bước chủ động, nhằm cải thiện đời sống của Nhân dân trong tỉnh, ngang tầm với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Ngày 10/11/2020, ông Nguyễn Trung Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định số 3653/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2025, đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là tin vui của người dân trên địa bàn tỉnh, giúp người dân an tâm, ổn định cuộc sống và sản xuất. Kế hoạch ban hành, lấy mục tiêu phục vụ dân sinh gắn với phát triển ngành nông nghiệp; việc ban hành kế hoạch nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển kinh tế theo hướng cac-bon thấp, đảm bảo quốc phòng-an ninh, hướng tới kinh tế xanh và phát triển bền vững. |
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.