05/03/2021 01:00
Cụ thể, 04 mô hình ở lĩnh vực thủy sản gồm: nuôi tôm càng xanh toàn đực 2 giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học quản lý môi trường ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành; mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh - lúa của xã Hàm Tân, huyện Trà Cú; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường ở xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải và xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng luân canh lúa theo hướng hữu cơ của xã Hòa Minh, huyện Châu Thành.
Các mô hình ở lĩnh vực chăn nuôi, gồm: nuôi bò cái sinh sản phối giống bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo với tinh bò chuyên thịt giống Charolais hoặc BBB (Blanc-Blue-Belgium) ở xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành; mô hình nuôi bò vỗ béo kết hợp ủ rơm với urê hoặc ủ chua thức ăn xanh bằng túi ni-lông ở xã Phước Hưng và Tập Sơn, huyện Trà Cú; mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn kết hợp sử dụng đệm lót sinh học ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh; mô hình nuôi vịt đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học kết hợp nuôi cá hỗn hợp ở xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần.
Mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn kết hợp sử dụng đệm lót sinh học ở xã Long Đức, thành phố Trà Vinh.
Ở lĩnh vực trồng trọt, 04 mô hình được đánh giá hiệu quả là sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ ở xã Long Hòa, huyện Châu Thành; sản xuất lúa chất lượng cao ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa ở xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè; mô hình canh tác lúa sử dụng phân bón thông minh chậm tan ở xã Tân Sơn, huyện Trà Cú và mô hình trồng lạc sử dụng phân bón thông minh chậm tan thích ứng biến đổi khí hậu ở xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền cho biết, đây là những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Thông qua các mô hình giúp người dân thay đổi dần về nhận thức và tập quán sản xuất, ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học mới, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; từ đó tạo sản phẩm sạch an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Tin, ảnh: THANH HÒA
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.