07/11/2020 05:01
Tuyến đường hoa ấp Cổ Tháp B.
Nguyệt Hóa được công nhận đạt chuẩn NTM vào tháng 5/2020, để nâng chất lượng từng tiêu chí đạt được theo hướng bền vững, UBND xã đã chọn những cách làm cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của từng ấp, xóm để làm khâu đột phá. Ông Lâm Hữu Tùng, Chủ tịch UBND xã Nguyệt Hóa cho biết: ngày phát động phong trào XDNTM cả cán bộ lẫn người dân vừa mừng vừa lo, khi nguồn lực vừa thiếu vừa yếu. Nhưng bây giờ, nhiều người ngạc nhiên khi đến các xóm, ấp được đi trên con đường bê tông đến từng ngõ, xóm.
Có được thành công trên, ông Lâm Hữu Tùng cho rằng, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, Nguyệt Hóa đã huy động sức dân của từng gia đình, từng dòng họ đồng thời vận động con em làm ăn xa đóng góp nguồn lực xây dựng quê hương. Chỉ trong vòng 02 năm gần đây, xã vận động người dân hiến hàng trăm mét vuông đất để mở rộng, xây dựng mới 28 con đường trục chính của xã, liên ấp, liên xóm, đóng góp hơn 1.000 ngày công lao động xây dựng các công trình phúc lợi. Trước đây xã Nguyệt Hóa gặp nhiều khó khăn do kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Đến mùa vụ, nhiều nông sản hộ dân làm ra bị thương lái ép giá, điệp khúc “được mùa mất giá” luôn là nỗi lo lớn của người dân và chính quyền địa phương.
Sư cả Sơn Cang, chùa Sóc Cụt cho biết: Sóc Cụt là ấp có đông đồng bào Khmer, vào các ngày rằm, lễ, tết, đồng bào đi chùa, sư tranh thủ thời gian tuyên truyền các tiêu chí XDNTM, vệ sinh môi trường để các hộ dân hiểu và thực hiện. Đặc biệt là dịp lễ, tết, đồng bào dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, sư tiếp tục tuyên truyền, động viên thì hầu hết đồng bào phật tử dọn dẹp hàng rào, cây xanh, góp phần xây dựng gia đình văn hóa NTM. Ông Thạch Ngọc Gia, người có uy tín ấp Cổ Tháp A phấn khởi cho biết: Nguyệt Hóa được công nhận xã NTM, chúng tôi rất vui mừng, khi thấy sự đổi thay từng ngày của địa phương. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, như: đường nông thôn, trường học… tạo điều kiện cho mọi người đi lại dễ dàng. Bà Lê Minh Thơ, Công chức Nông nghiệp xã: đó là “đường của lòng dân, sức dân”. Nếu không có NTM thì không biết bao giờ người dân mới những con đường thênh thang như thế. Con đường mở lối làm ăn, giúp nông dân thuận tiện trong tiêu thụ hàng hóa nông sản, từ đó có thể làm giàu trên chính vùng đất quê hương. Ông Kim Thanh Diên, đảng viên ấp Cổ Tháp B cho biết: tôi và người dân rất vui mừng và tự hào với những thành quả đạt được của chính quyền và Nhân dân xã. Người dân chúng tôi sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đến nay, sản xuất nông nghiệp của địa phương có bước phát triển tốt với nhiều mô hình sản xuất theo hướng nâng cao, chất lượng và hiệu quả được nhân rộng. Nhiều công trình sáng - xanh - sạch - đẹp được xây dựng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. |
Để tháo gỡ những điểm nghẽn này, từ năm 2016, xã đã tập trung vận động, hướng dẫn Nhân dân đưa các loại giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao vào trồng trọt, chăn nuôi. Chính từ việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, đến nay trên địa bàn xã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh lúa, cây màu, cây ăn trái, mô hình chăn nuôi tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện, xã vận động 12 hộ dân xây dựng cánh đồng lớn, với diện tích khoảng 60ha đất trồng cây ăn trái; xây dựng 02 mô hình chăn nuôi heo quy mô 200 con/trại; gà mô hình quy mô 2.000 con/đợt theo hình thức tổ hợp tác; 04 hộ xây dựng mô hình sản xuất chăn nuôi tổng hợp. Vận động thành lập 16 tổ kinh tế hợp tác; 04 hợp tác xã nông nghiệp; thành lập mới 12 doanh nghiệp, nâng đến nay có 17 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Song song với đổi thay về cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập cho người dân, một điểm nhấn mà xã hướng tới là nâng cao các tiêu chí về môi trường. Tại các xóm, ấp, mỗi chi hội đoàn thể đều chung tay giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng hoa dọc các tuyến đường, khơi thông dòng chảy, vệ sinh đồng ruộng góp phần đưa diện mạo làng quê ngày càng khang trang, sạch đẹp. Xã phát động trồng cây xanh, hoa dọc các tuyến đường, góp phần tạo cảnh quan môi trường. Vận động gần 2.000 lượt cán bộ xã và gần 3.000 lượt Nhân dân tham gia dọn vệ sinh, xử lý trên 700kg chất thải rắn; có 1.492/1.886 nhà trên địa bàn thường xuyên cải tạo vườn, cắt tỉa hàng rào cây xanh. Xây dựng 06 tuyến đường hoa tại 06/06 ấp, chiều dài 11,8 km và vận động Nhân dân đóng góp lắp đặt tuyến đèn đường, số tiền hơn 700 triệu đồng. Bố trí 32 thùng chứa rác, bao bì, chai thuốc bảo vệ thực vật tại 06 ấp để thu gom, xử lý đúng quy định.
Theo Chủ tịch UBND xã Lâm Hữu Tùng, thực hiện NTM không chỉ dừng lại sau khi được công nhận, mà còn phải hướng tới NTM nâng cao. Để đạt được yêu cầu đề ra, Đảng ủy, UBND xã tiếp tục phát huy những thành tích đạt được; nêu cao ý thức trách nhiệm, đoàn kết phấn đấu, chung sức, chung lòng, quyết tâm thực hiện có hiệu quả về XDNTM. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã chủ động phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình tổ chức phù hợp yêu cầu kinh tế thị trường; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống nông dân, phát triển kinh tế gia đình.
Bài, ảnh: SƠN TUYỀN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.