04/01/2023 09:03
Nông dân Lý Sô Phia (trái) ấp Ô Tưng A, xã Châu Điền với mô hình luân canh màu trên đất lúa, thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm.
Nhiều diện tích trồng màu được nông dân tận dụng xen canh trên đất mới lên vườn và trên đất ruộng lúa… Các hộ trồng màu thu nhập trung bình từ 70 - 85 triệu đồng/ha, cá biệt một số loại rau màu có giá trị kinh tế cao lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha. Trong này, nhiều loại màu được nông dân tập trung xuống giống nhiều và cho thu nhập cao như bắp nếp 60 - 62 triệu đồng/ha (diện tích 1.310,8ha); lợi nhuận từ dưa hấu khoảng 50 triệu đồng/ha, bí đỏ từ 60 - 80 triệu đồng/ha, dưa leo từ 60 - 80 triệu đồng/ha, ớt từ 200 - 250 triệu đồng/ha (diện tích trồng rau các loại 6.937,96ha, đậu các loại 717,66ha)...
Qua thực hiện Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND, ngày 19/3/2021 của HĐND tỉnh về ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025; đến cuối năm 2022, huyện Cầu Kè đã giải ngân 33 dự án, tổng kinh phí 4,8 tỷ đồng (trong đó, có 21 dự án mới, kinh phí 2,692 tỷ đồng, 12 dự án hỗ trợ năm thứ 02, kinh phí 2,109 tỷ đồng).
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992, với xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng từ thành thị đến nông thôn đều yếu kém và được xem là tỉnh nghèo, có đông đồng bào Khmer, đời sống khó khăn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ. Thế nhưng, bằng quyết tâm chính trị cao, sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và quân dân, tỉnh Trà Vinh không chỉ có sự phát triển vượt bậc mà còn là tỉnh đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành nhiệm vụ XDNTM.