23/02/2021 15:36
Nông dân ấp Định An thu hoạch củ hành tím.
Ông Trần Kiến Chúc, Chủ tịch UBND xã Đông Hải chia sẻ: trên địa bàn xã, nhất là các ấp Đông Thành, Hồ Thùng và Định An có thế mạnh trồng màu. Sau khi một số mô hình chuyển đổi cây trồng phù hợp ở các ấp này, phong trào trồng màu trên địa bàn xã phát triển mạnh. Nhờ tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nên sản lượng và giá trị ngành nông nghiệp của xã năm 2020 tiếp tục tăng. Riêng lĩnh vực trồng trọt, tổng diện tích xuống giống 895,2ha. Trong đó, bắp 62,6ha, khoai lang 81,5ha, ớt 03ha, dưa hấu 246,5ha, hành tím 104,4ha, cà nâu 07ha, củ cải trắng 30ha, rau các loại 44,5ha, đậu phọng 30,1ha, dây thuốc cá 271ha, bí đỏ 06ha, cà chua 0,5ha, đậu xanh 2,5ha… tổng sản lượng thu 23.384 tấn, đạt 99,7% so Nghị quyết, trong đó, màu lương thực 619 tấn, đạt 152,8% so Nghị quyết, màu thực phẩm 15.170 tấn, đạt 96,6% so Nghị quyết, cây công nghiệp ngắn ngày 7.595 tấn, đạt 103,3%...
Xã Đông Hải ngoài thế mạnh về khai thác, đánh bắt thủy, hải sản còn có tiềm năng về đa dạng cây màu. Do vậy, khi triển khai thực hiện Quyết định số 2368/QĐ-UBND, ngày 13/12/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Đông Hải có nhiều thuận lợi. Năm 2020, tổng giá trị sản xuất đạt 1.835,8 tỷ đồng, đạt 99,6% Nghị quyết, tăng 10,4% so năm 2019. Trong đó, khu vực I đạt 1.165,8 tỷ đồng, đạt 98,4%; khu vực II đạt 551 tỷ đồng, đạt 102,6%; khu vực III đạt 119 tỷ đồng, đạt 97,5%. Cơ cấu kinh tế đến cuối năm 2020, khu vực I chiếm 63,5%, đạt 98,82%; khu vực II chiếm 30%, đạt 103%; khu vực III chiếm 6,5%, đạt 97,2%. Thu nhập bình quân đầu người 54,72 triệu đồng/người/năm, tăng 9,12 triệu đồng/người/năm so năm 2019.
Nhờ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, nên các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2020 tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng năm 2020 đạt 10,4%. Với những kết quả đạt được, năm 2021, xã Đông Hải tiếp tục vận động Nhân dân phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ đề ra năm 2021 cũng như nhiệm kỳ 2020-2025. Đảng ủy chỉ đạo tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo đề án được duyệt; rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp - thủy sản. Tổ chức lại sản xuất thủy sản theo từng khu vực, hình thành rõ nét vùng nuôi tôm, trồng màu theo hướng tập trung hàng hóa. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý.
Ông Trần Kiến Chúc cho biết thêm: Đông Hải là 01 trong 07 đơn vị hành chính của huyện Duyên Hải, đồng thời, là đơn vị đầu tiên của huyện Duyên Hải được công nhận xã văn hóa - nông thôn mới (Quyết định số 225/QĐ-UBND, 07/02/3018 của UBND tỉnh). Để đạt 19 tiêu chí xã văn hóa - nông thôn mới nâng cao, việc triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp luôn được Đảng ủy, UBND xã quan tâm chỉ đạo. Xác định thế mạnh của Đông Hải cũng như mục tiêu Nghị quyết của Đảng bộ xã đề ra: cơ cấu kinh tế của xã là ngư - nông - lâm nghiệp và dịch vụ thương mại, nên xã tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả. Trước khi xây dựng xã văn hóa - nông thôn mới, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, năm 2016 xã có 183 hộ nghèo, chiếm 8,47%; thu nhập bình quân 20,3 triệu đồng/người/năm… Qua 05 năm thực hiện, đến nay diện mạo nông thôn của xã đã có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển, đời sống người dân cải thiện, hiện chỉ còn 41/2.922 hộ nghèo, chiếm 1,4% tổng số hộ toàn xã, thu nhập bình quân 54,72 triệu đồng/người/năm, kết cấu hạ tầng từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Ông Ngô Anh Phil, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đông Hải chia sẻ: điểm nổi bật của xã sau khi được công nhận là phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân. Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, UBND xã triển khai xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2025. Đồng thời, tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, đặc biệt là được trên đầu tư xây dựng công trình đường Làng nghề 02 giai đoạn, kinh phí 7,6 tỷ đồng; đường cửa ngõ chính vào làng nghề với kinh phí 1,6 tỷ đồng; được các sở, ngành tỉnh hỗ trợ đầu tư nhiều thiết bị, điều kiện để phát triển làng nghề… từ đó, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.