25/08/2020 05:58
Kết quả này là nhờ Đảng ủy, UBND xã định hướng nông dân (ND) phát huy thế mạnh của xã ven biển, đất giồng cát; giai đoạn 2016-2020, ND trong xã đã chuyển đổi hơn 255ha đất sản xuất kém hiệu quả sang một số cây trồng, vật nuôi có kinh tế cao. Với thế mạnh đất giồng cát, nhiều cây màu chủ lực và đặc trưng được phát huy: hành tím, khoai lang Nhật… từ đó, tổng giá trị sản xuất màu của 05 năm đạt gần 650 tỷ đồng, sản lượng 164.260 tấn, bình quân giá trị đất sản xuất đạt trên 120 triệu đồng/ha/năm.
Nông dân ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa thu hoạch khoai lang Nhật bán cho thương lái.
Tiếp tục phát huy thế mạnh, trong 07 tháng đầu năm 2020, ND xã Trường Long Hòa đã xuống giống 810,5ha, đạt 59,64% so Nghị quyết năm 2020. Những cây màu chủ lực: hành tím 210,5ha, đạt 55,54% so Nghị quyết; dưa hấu 364,5ha, đạt 77,88% so Nghị quyết; khoai lang 71ha, đạt 54,61% so Nghị quyết; các loại hoa màu khác 145ha, đạt 51,06% so Nghị quyết. Theo đó, sản lượng thu hoạch 16.945 tấn, đạt 48,15% so Nghị quyết. Thực tế tại Trường Long Hòa, chúng tôi ghi nhận gần như phủ kín cánh đồng màu, với nhiều loại màu khác nhau. Hiện ND bắt đầu thu hoạch một số diện tích khoai lang Nhật, củ sắn... |
Để ND trồng màu hiệu quả, xã đã phối hợp với các ngành chuyên môn của tỉnh, thị xã tổ chức 04 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật về kỹ thuật trồng hành tím; tổ chức hội thảo đầu bờ về kỹ thuật trồng hành giống LA OR, có 35 lượt người dự. Đồng thời, lắp đặt, mở rộng hệ thống lưới điện trên địa bàn, đáp ứng đủ, an toàn cho ND sử dụng sinh hoạt cũng như sản xuất. Hiện xã có 2.106/2.106 hộ sử dụng điện (có 2.011 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn, chiếm 95,5%, 95 hộ sử dụng điện câu đuôi đảm bảo an toàn); 2.754 giếng nước bơm tay, đảm bảo nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của Nhân dân; khảo sát gia cố, lắp đặt kịp thời các cống thoát nước trên địa bàn các ấp bị tắc nghẽn, nhằm tránh ngập úng làm thiệt hại hoa màu; tăng cường kiểm tra, phòng ngừa dịch bệnh trên cây màu; củng cố và thành lập 10 tổ hợp tác, với 167 thành viên, trong đó, có 03 tổ trồng màu, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác đi vào nề nếp.
Ông Nguyễn Văn Sa, ND ở ấp Nhà Mát chia sẻ: từ năm 2018 đến nay, gần như cả 04 mùa/năm, diện tích trồng màu của các ấp: Nhà Mát, Ba Động, Khoán Tiều... đều phủ kín diện tích màu. Tùy theo mùa vụ, ND chọn những cây trồng thích ứng. Gia đình tôi có 0,5ha, mùa này trồng khoai lang Nhật, giá tuy có giảm, nhưng thương lái đến ruộng mua vẫn 8.800 đồng/kg, vẫn còn lợi nhuận gần 50 triệu đồng/ha/vụ.
Theo bà Trần Thị Mỹ Nương, tuy đạt những kết quả phấn khởi, song sản xuất nông nghiệp hiện nay đang tiềm ẩn những rủi ro, nguyên nhân do những tác động của sự biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng thường xuyên xuất hiện. Một số loại giống đang sản xuất đã bị thoái hóa, cho năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Đầu ra sản phẩm nông nghiệp đang là một khó khăn, hiện tượng được mùa - rớt giá, được giá - mất mùa vẫn còn xảy ra. Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa nông sản của ND còn nhiều bất cập trong thực tế, có rất ít các hợp đồng được ký kết giữa ND với doanh nghiệp trong việc sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp và hợp đồng thường bị phá vỡ khi thị trường có những biến động bất lợi cho một trong hai phía. Quy trình quản lý bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa được người dân tiếp cận. Thực hiện sản xuất an toàn, để phát triển nông nghiệp bền vững, tìm kiếm thị trường và giá bán tốt hơn cho sản phẩm nông nghiệp... còn hạn chế. Việc xây dựng thương hiệu chất lượng cho nông sản để tham gia thị trường còn nhiều vấn đề phải đặt ra đối với công tác quản lý, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và ý thức của ND.
Nhằm khắc phục những hạn chế, giai đoạn 2020-2025, xã Trường Long Hòa tiếp tục phát triển cây trồng chủ lực là hành tím, dưa hấu, khoai lang Nhật, củ sắn. Trong đó, xã chỉ đạo và hỗ trợ giúp ND tạo đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh hiệu quả của sản phẩm từ các loại cây trồng chủ lực; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ, khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất chú ý một số cây trồng phát huy vai trò của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhân dân trong đầu tư phát triển, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm từ các loại cây chủ lực của xã. Tạo điều kiện thuận lợi cho ND, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, liên kết sản xuất trong tổ hợp tác, hợp tác xã.
Tăng cường triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ và đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất. Đồng thời, khuyến khích ND đổi mới phương thức sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn an toàn. Ưu tiên thay đổi, lựa chọn giống cây trồng mới ứng dụng công nghệ sinh học chất lượng cao phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến nông, thủy sản… để tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản chủ lực.
Tập trung chuyển đổi diện tích đất trồng cây màu kém hiệu quả sang cây màu chủ lực của địa phương (hành tím, dưa hấu), từng bước hình thành vùng sản xuất rau màu an toàn ứng dụng công nghệ sinh học hữu cơ; tỷ lệ diện tích ứng dụng công nghệ tưới tiêu tiết kiệm nước đạt từ 50% trở lên vào năm 2025.
Bài, ảnh: TRƯỜNG HIẾU
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.