31/01/2021 07:00
Tuy nhiên, nhiều mô hình kinh tế mới hiện chưa được tiếp cận các nguồn vốn đầu tư từ Hội ND các cấp, trong khi đó nhiều mô hình mới khi phát triển còn gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho con giống hay kỹ thuật sản xuất; tính liên kết đầu ra giữa người sản xuất với doanh nghiệp…
Nhà vườn Võ Văn Chà, tổ trưởng THT Bưởi da xanh ấp Ô Chích, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành cho thu nhập 800-900 triệu đồng/năm.
Trao đổi về vấn đề mở rộng đầu tư cho nông dân về các con nuôi mới trong hội viên ND, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Càng Long cho biết: hiện nay, thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp đã đầu tư cho hội viên ND như chăn nuôi bò, heo… hiệu quả kinh tế mang lại rất cao và ổn định (ít rủi ro); tuy nhiên, đối với sản xuất, các đối tượng cây, con giống khác nhau đang được ND sản xuất, chăn nuôi hiện đều cho giá trị kinh tế rất cao. Nhưng đồng vốn của Quỹ HTND hiện chưa mở rộng đầu tư cho nhiều đối tượng cây, con giống. Thời gian tới, huyện cũng kiến nghị tỉnh Hội cũng mạnh dạn “mở cửa” nguồn vốn trên để đầu tư sang các đối tượng khác nhau, để ND và hội viên tiếp cận nhiều nguồn vốn hơn vào sản xuất…
Trong năm 2020, thông qua Quỹ HTND các cấp đã triển khai thực hiện 41 dự án/mô hình cho 380 hộ hội viên; trong này, Quỹ HTND Trung ương đã đầu tư 01 tỷ đồng mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu tại xã Lương Hòa, có 11 thành viên, với diện tích 01ha. Đến cuối năm 2020 đã phát triển nhân rộng lên được 22 thành viên và hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình, đạt 1,8 tỷ đồng/ha/năm. Ngoài ra, trong phong trào Hội ND ở cơ sở đã tổ chức liên kết, phối hợp với các công ty, doanh nghiệp thực hiện cung ứng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) đầu vào cuối vụ mới thanh toán cho sản xuất với trên 1.500 hộ (tổng trị giá hơn 08 tỷ đồng), qua đó tạo điều kiện cho các hộ hội viên và ND giảm bớt những khó khăn khi phải đầu tư ngay một lần chi phí trong sản xuất.
Trong công tác xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất; Ban Thường vụ Hội ND Trà Vinh đã cùng với các địa phương xây dựng được 112 điểm mô hình kinh tế nhằm để tư vấn, hỗ trợ cho ND; các cấp Hội cơ sở thực hiện vận động ND và hội viên chuyển đổi 1.980ha đất trồng lúa sang nuôi thủy sản, trồng màu và trồng cỏ nuôi bò và nhân rộng các mô hình có hiệu quả như chong đèn đuổi bướm trên cây hành tím, nuôi dê sinh sản giống Boer, cá rô phi lai dòng Isael… Riêng tại huyện Duyên Hải, với đặc điểm là huyện vùng ven biển (có 55km bờ biển), để phát huy các mô hình kinh tế biển, vai trò của tổ chức Hội ND đã đóng góp rất lớn trong việc vận động, phát triển các chi, tổ hội nghề nghiệp cùng mục tiêu gắn với đặc thù của từng khu vực, địa bàn sản xuất.
Theo ông Nguyễn Văn Giới, Chủ tịch Hội ND huyện Duyên Hải: hiện nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng được 01 chi hội nghề nghiệp ấp Hồ Thùng, có 70 thành viên và 01 câu lạc bộ đánh bắt gần bờ ấp Định An (xã Đông Hải) có 10 thành viên; 01 tổ đánh bắt thủy sản gần bờ ấp Vàm Rạch Cỏ (xã Long Vĩnh) có 30 thành viên và 50 tổ nuôi trồng thủy sản, có 660 thành viên. Nâng tổng số trên địa bàn toàn huyện hiện có 396 tổ hội nghề nghiệp, với 5.809 thành viên tham gia. Do hoạt động các chi, tổ hội nghề còn gặp khó khăn về nguồn vốn; khả năng hoạt động còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được chuỗi giá trị về sản phẩm... do đó, trong thời gian tới, Quỹ Hỗ trợ ND các cấp cần tiếp tục đầu tư cho cho các chi, tổ hội nghề nghiệp.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Hiện trên địa bàn tỉnh có 02 huyện được công nhận huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao (huyện Cầu Kè và Tiểu Cần, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện NTM nâng cao năm 2023). Các xã NTM kiểu mẫu ở 02 huyện trên đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong đẩy mạnh phát huy các tiêu chí NTM đạt được cũng như nâng cao, mở rộng các tiêu chí theo hướng chuyên sâu và chất lượng trong từng lĩnh vực như môi trường, giáo dục, chuyển đổi số…