18/12/2023 13:18
Nông dân Thạch Rạch Tha Na bên mô hình trồng ớt trong nhà lưới ứng dụng hệ thống tưới phun tiết kiệm nước.
Đồng chí Nguyễn Tuấn An, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Hải, huyện Duyên Hải cho biết: Đông Hải là vùng ven biển, nên trong phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp, chịu nhiều tác động của BĐKH; do đó, nguồn thức ăn trong chăn nuôi bò rất khó khăn; riêng đối tượng dê, cừu được người dân chọn để phát triển nuôi rất phù hợp, do các loại cây xanh làm thức ăn cho dê, cừu như mắm, tra… ở vùng ven biển, trong vuông tôm khá phong phú. Ngoài ra, các phụ phẩm như thân cây đậu phộng, dây khoai, bắp... cũng được nông dân tận dụng làm thức ăn cho dê, cừu.
Hiện toàn xã Đông Hải có khoảng 40 hội viên nông dân tham gia nuôi cừu, dê; bình quân mỗi hộ nuôi từ 10 - 20 con; trong này, đã thành lập được 01 tổ hợp tác nuôi dê ở ấp Phước Thiện, có 08 thành viên, với hơn 40 con dê sinh sản. Hội đã triển khai các nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư cho nông dân và hội viên phát triển nuôi dê, cừu; riêng nguồn vốn khởi nghiệp, Hội cũng đang xây dựng 01 dự án nuôi dê cho 08 hộ (40 triệu đồng/hộ).
Nông dân Lâm Quang Phục, ngụ ấp Cồn Cù, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải cho biết: hiện gia đình có tổng đàn cừu trên 80 con và 20 con dê. Thời gian nuôi khoảng 05 tháng, cừu đạt trọng lượng từ 40 - 45kg/con; giá bán hiện nay khoảng 60.000 đồng/kg cừu hơi (so với giá dê hơi, giá cù hơi thường thấp hơn khoảng 10.000 đồng/kg). Trung bình 01 con cừu đẻ khoảng 02 - 03 con/đợt và 01 năm đẻ 02 lần; với giá cừu hơi hiện nay, mỗi năm gia đình xuất bán từ 40 - 50 con, thu vào khoảng 100 triệu đồng/năm.
Cũng theo nông dân Lâm Quang Phục, nuôi cừu so với nuôi dê, con cừu được phát triển tốt hơn và ít bị tác động do trùng huyết khi để sinh sản. Riêng về nguồn thức ăn xanh, cừu ít kén ăn so với dê và ăn được nhiều chủng loại cây xanh; đặc biệt là các loại cây có vị chát, đắng, dê thường không ăn… Điều kiện ở xã vùng ven biển hiện nay chỉ thích nghi với nuôi dê, cừu và khả năng phát triển đàn rất lớn, với nguồn thức ăn xanh khá đa dạng và có quanh năm.
Ngoài tận dụng phát triển các nguồn thức ăn tự nhiên để phát triển đàn nuôi; các hộ vùng ven đất triền giồng ở xã Ngũ Lạc, Đôn Châu… huyện Duyên Hải còn mở rộng mô hình trồng màu trong nhà lưới trong điều kiện tác động tiêu cực của BĐKH; giúp nông dân tiết kiệm nguồn nước ngọt trong bơm tát vào thời điểm nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập và hạn chế ngập úng trong mùa mưa bão cho cây màu… Hiện trên địa bàn huyện đã phát triển được 26 mô hình nhà lưới, bình quân mỗi nhà lưới có diện tích từ 1.000 - 1.500m2 và được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà lưới.
Nông dân Thạch Rạch Tha Na, ấp Thốt Lốt, xã Ngũ Lạc cho biết: vừa qua, gia đình được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng đầu tư hệ thống tưới phun tiết kiệm nước để trồng màu cùng với Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đầu tư cho vay 50 triệu đồng xây dựng nhà lưới, với diện tích 1.200m2. Trong vụ mùa hè - thu, gia đình trồng 2.000 chậu ớt sừng vàng châu Phi; bình quân mỗi chậu cho năng suất từ 1,3 - 1,5kg và giá ớt dao động từ 45.000 - 50.000 đồng/kg.
Cũng theo nông dân Thạch Rạch Tha Na, trong điều kiện BĐKH, với tác động tiêu cực vào sản xuất và thường xuất hiện mưa trái vụ; mô hình nhà lưới kết hợp tưới phun, giúp nông dân hạn chế được mưa dầm gây thiệt hại cho hoa màu; sâu bệnh xâm nhập vào khu vực sản xuất hoặc thời điểm khô hạn, thiếu nước sản xuất. Ngoài ra, mô hình trên còn giúp nông dân chủ động về mùa vụ và chủng loại màu để trồng… từ đó, nâng cao thu nhập cho người trồng màu.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.