07/04/2021 08:30
Vì vậy, để đạt các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, giải quyết việc làm cho lao động… xã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế, trong đó chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa và phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Thạch On nhờ chủ động nguồn nước ngọt trên các kênh nội đồng đã đảm bảo, nên vụ lúa đông - xuân vừa được mùa và được giá.
Đến cuối tháng 3/2021, xã Phong Phú thực hiện đạt 17/20 tiêu chí xã NTM nâng cao; trong này, 03 tiêu chí còn lại chưa đạt là tiêu chí 2 (Giao thông), tiêu chí 17 (Môi trường và an toàn thực phẩm), tiêu chí 18 (Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật). Về tiêu chí thu nhập của xã NTM nâng cao phải đạt 1,2 lần so với xã đạt NTM, theo đó, cuối năm 2021 xã Phong Phú phải phấn đấu đưa thu nhập bình quân tăng lên 63 triệu đồng/người/năm (cuối năm 2020 đạt 52,8 triệu đồng/người/năm) và tỷ lệ hộ nghèo dưới 02%.
Do Phong Phú là xã thuần nông, dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng không lớn; cùng với đó là vào cuối năm 2020 do tác động của dịch bệnh Covid-19 nên số lao động tham gia làm việc ở các công ty, doanh nghiệp ngoài huyện tạm nghỉ khá lớn (khoảng 3.000 lao động)… Để thực hiện giải pháp về nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cao tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn là yếu tố khá quan trọng để địa phương tập trung triển khai thực hiện. Với diện tích đất sản xuất lúa theo kế hoạch năm 2021 trên 1.700ha (sản xuất 03 vụ/năm) và đàn gia súc trên 7.100 con; gia cầm hơn 85.000 con…
Thông tin với chúng tôi, bà Huỳnh Thị Định nhận định: đến cuối tháng 3/2021, nhìn chung một số chỉ tiêu về kinh tế của xã đều tăng cao hơn so với cùng kỳ; đây là tín hiệu khả quan để xã hoàn thành tiêu chí thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo cũng như góp phần giải quyết việc làm tạm thời cho số lao động đã ngừng việc ở các công ty, doanh nghiệp trong thời điểm cuối năm 2020 được gần 1.000 lao động đã tham gia tuyển dụng vào làm tại các công ty ở Cụm công nghiệp Ấp IV, xã Phong Phú.
Qua đó, xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp về thúc đẩy phát triển kinh tế, như đảm bảo điều tiết nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất lúa vụ đông- xuân năm 2020- 2021, diện tích xuống giống 1.700ha, năng suất đạt bình quân hơn 07 tấn/ha; duy trì và ổn định diện tích dừa 362,5ha; trong đó có 60,35ha dừa sáp, tương đương 14.210 cây, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân. Nhà vườn thực hiện cải tạo, chăm sóc 58,65ha cam sành, với giá bán bình quân 22.000- 25.000 đồng/kg. Đặc biệt, trong chăn nuôi, xã đã từng bước khôi phục lại tái đàn, với 4.622 con heo, đạt 64,7% so kế hoạch, trong đó có 01 trang trại chăn nuôi ở Ấp II duy trì tổng đàn 1.500 con heo; đàn bò 1.207 con, đạt 92,3% kế hoạch và đàn gia cầm 72.435 con, đạt 85,2% kế hoạch…
Nông dân Thạch On, Ấp III, xã Phong Phú cho biết: vụ lúa đông- xuân năm nay gia đình sản xuất 0,6ha, tuy bị nước mặn đe dọa và khô hạn diễn ra, nhưng địa phương đã thực hiện khá tốt công tác thủy lợi để trữ ngọt để phục vụ sản xuất, đến thời điểm này, nhìn chung vụ lúa đông - xuân thành công, năng suất lúa tăng so với năm 2020. Riêng năng suất lúa của gia đình ước đạt gần 08 tấn/ha, cùng với đó là lúa được giá, cao hơn cùng kỳ khoảng 1.000- 1.200 đồng/kg, hiện lúa cân tại ruộng là 7.350 đồng/kg.
Trong liên kết sản xuất, xã Phong Phú đã triển khai được các mô hình trồng cây gấc xen ngò gai; xây dựng vùng lúa thương phẩm chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm ở ấp Đồng Khoen, Ấp II được 20ha và vùng kênh bê-tông (Ấp III) với trên 100ha… Các giải pháp về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất đã được xã tập trung triển khai nạo vét 05 tuyến kênh (02 tuyến kênh cấp II (ấp Kinh Xáng, Ấp IV) dài trên 5,3km, kinh phí trên 0,77 tỷ đồng; 03 tuyến kênh cấp III, dài hơn 1,7km với kinh phí gần 200 triệu đồng…
Đối với cảnh quan môi trường, đặc biệt là xây dựng và duy trì các tuyến đường xanh - sạch - đẹp được xã Phong Phú tập trung quán triệt, triển khai đến từng cán bộ, đảng viên, hội viên đoàn thể và các đoàn thể tham gia phụ trách từng tuyến đường, ngõ xóm để thực hiện trồng hoa, cây cảnh và chăm sóc. Cũng theo bà Huỳnh Thị Định với các giải pháp mà Đảng bộ xã đề ra và UBND triển khai thực hiện, tin rằng các tiêu chí còn lại trong XDNTM nâng cao của Phong Phú sẽ phấn đấu thực hiện đạt theo kế hoạch.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.