28/06/2022 07:13
Ông Diêu Hùng Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè cho biết: trong xây dựng và phát triển mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), huyện sẽ tập trung nâng cao giá trị và tạo bước đột phát cho các sản phẩm đã được công nhận. Đối với các sản phẩm đang chuẩn bị được tỉnh công nhận, sẽ đảm bảo tính gắn kết và phát triển sản phẩm đặc sản với vùng nguyên liệu theo thế mạnh của từng địa phương…
Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và huyện Cầu Kè tham quan cơ sở sản xuất dừa sáp tại Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè.
Đến nay, huyện Cầu Kè có 09 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP; trong đó, có 03 sản phẩm OCOP đạt 03 sao (bưởi da xanh/hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Ninh Thới; mứt dừa sáp Cẩm/hộ kinh doanh Nguyễn Thị Cẩm; củ cải muối Chịt Sa/hộ kinh doanh Vương Tiễn Khanh); 06 sản phẩm OCOP đạt 04 sao (dừa sáp/HTX Dừa sáp Hòa Tân; dừa sáp sợi (VICOSAP), dừa sáp Bảo Châu, kẹo dừa sáp nguyên chất, kẹo dừa sáp lá dứa, kẹo dừa sáp cacao/Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè). Đặc biệt, trong này có 04/09 sản phẩm OCOP của Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè được tỉnh đề xuất sản phẩm tiềm năng 5 sao (dừa sáp sợi (VICOSAP), kẹo dừa sáp nguyên chất, kẹo dừa sáp lá dứa, kẹo dừa sáp cacao).
Theo ông Trần Duy Linh, Giám đốc Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè: đối với các sản phẩm của doanh nghiệp luôn được cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và ứng dụng các thiết bị máy móc tiên tiến vào qui trình sản xuất… nhằm tạo nhiều mặt hàng từ trái dừa sáp để nâng cao giá trị, đồng thời giúp nhà vườn (người trồng dừa sáp) an tâm với đặc sản của địa phương trong quảng bá giá trị thương hiệu đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Huyện Cầu Kè với đặc điểm là địa phương có thế mạnh về cây ăn trái, nhiều chủng loại trái cây được trồng với diện tích khá lớn như cam sành trên 2.000ha; xoài trên 750ha; bưởi gần 500ha... Việc phát triển các sản phẩm OCOP của Cầu Kè đã phát huy được lợi thế về sản phẩm của địa phương. Được biết, năm 2022, huyện phấn đấu có 11 sản phẩm đăng ký mới được đánh giá và đạt từ 3 sao trở lên; trong đó, khô ếch Minh Nhựt (xã Thông Hòa); bún sạch Tam Ngãi (xã Tam Ngãi); măng cụt Tân Qui (xã An Phú Tân), thực hiện công nhận trong đợt I/2022 (tháng 5/2022). Sản phẩm cam sành HTX nông nghiệp Thông Hòa (xã Thông Hòa); cà phê Ban Mai/Doanh nghiệp WAX MEKONG (xã Hòa Ân); bột cam sành Thạnh Phú (xã Thạnh Phú); mứt dừa sáp Tiên Tiên (xã Phong Thạnh); chuối táo quạ tươi (xã Tam Ngãi); rượu tắc Châu Điền (xã Châu Điền); sản phẩm thủ công mỹ nghệ Tống Tú (xã Phong Phú); xoài Cát Chu (xã Ninh Thới), thực hiện công nhận đợt II/2022 (tháng 9/2022).
Thông qua hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX, các sản phẩm OCOP; xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa và hoạt động thương mại điện; huyện Cầu Kè có 07/09 sản phẩm đã tham gia sàn thương mại điện tử (dừa sáp Hòa Tân tham gia sàn thương mại điện tử PostMart.vn; củ cải muối Chịt Sa tham gia sàn thương mại điện tử Voso.vn; travinhtrade.vn; Sendo.vn.
Cũng theo ông Trần Duy Linh, hiện các sản phẩm của Công ty (dừa sáp sợi VICOSAP, kẹo dừa sáp cacao, kẹo dừa sáp nguyên chất, kẹo dừa sáp lá dứa và dừa sáp Bảo Châu) đã tham gia sàn thương mại điện tử Shopee.vn; Tiki.vn; Lazada.vn; VietnamPost và App hệ thống VICOSAP. Trong hỗ trợ kinh phí mua máy móc và trang thiết bị, dây chuyền sản xuất cho cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm đạt OCOP, Công ty TNHH chế biến dừa sáp Cầu Kè được tỉnh hỗ trợ kinh phí 300 triệu đồng để đầu tư trang bị máy móc tiên tiến phục vụ vào sản xuất các sản phẩm từ dừa sáp.
Ông Phạm Văn Kha, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè: hiện một số sản phẩm OCOP đang được huyện tập trung hướng đến quy mô, sản lượng và vùng nguyên liệu tại địa phương là các sản phẩm chế biến từ dừa sáp, măng cụt Tân Qui, bột cam sành Thạnh Phú, Xoài cát Chu (xã Ninh Thới); chuối táo quạ tươi (xã Tam Ngãi)... Huyện cũng đang triển khai hỗ trợ về thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm được 02 chủ thể HTX nông nghiệp Ninh Thới với sản phẩm OCOP bưởi da xanh và HTX dừa sáp Hòa Tân với sản phẩm dừa sáp Hòa Tân.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.