05/12/2022 07:29
Đồng chí Lê Văn Phi, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết: vừa qua, trên địa bàn huyện do ảnh hưởng thời tiết (mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường) đã gây thiệt hại cho 564ha/1.324 hộ. Trong đó, diện tích thiệt hại trên cây lúa 386,42ha/578 hộ (thiệt hại từ 30 - 70% là 89,4ha, thiệt hại trên 70% là 297ha); trên cây màu 177,68ha/746 hộ (diện tích thiệt hại từ 30 - 70% là 15,72ha, thiệt hại trên 70% là 161,96ha). Tập nhiều ở các xã Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn, Thuận Hòa…
Bà Hà Thị Thanh Liên, ấp Lạc Hòa, xã Thạnh Hòa Sơn cho biết: gia đình hy vọng vào 0,4ha diện tích trồng ớt chỉ thiên, là nguồn thu nhập chính để gia đình lo trang trãi cho Tết năm nay; nhưng đợt mưa liên tục trong các ngày của giữa tháng 10/2022 đã làm toàn bộ diện tích 0,4ha ớt đang cho bông bị ngập úng và chết 100%; gây thiệt hại hơn 40 triệu đồng chi phí đầu tư ban đầu.
Bà Hà Thị Thanh Liên bên 0,4ha diện tích trồng ớt bị thiệt hại 100% do triều cường.
Còn hộ bà Nguyễn Thị Ngân cùng ấp với bà Hà Thị Thanh Liên, nói: với giá ớt hiện nay khoảng 25.000 đồng/kg và ở thời điểm tháng 10/2022 là 60.000 đồng/kg, gia đình ước sẽ có thu nhập trong tay khoảng 130 triệu đồng/0,3ha diện tích ớt đang cho trái. Vậy mà, bây giờ trắng tay và còn nợ ngân hàng hơn 30 triệu đồng tiền đầu tư trồng ớt.
Qua trao đổi với chúng tôi, đồng chí Châu Ngọc Quế, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa Sơn cho biết: toàn xã có 266 hộ sản xuất lúa bị thiệt hại, với diện tích 201ha và 88 hộ trồng màu bị thiệt hại, với diện tích 21,5ha; tổng giá trị thiệt hại gần 400 triệu đồng. Địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và đây là nguồn thu nhập chính của nông dân để trang trãi trong dịp Tết đến… Hơn 10 năm nay, đây là đợt có triều cường và mưa gây ngập úng kéo dài nhất, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, gây thiệt hại cho nông dân rất lớn.
Cũng theo chia sẻ của bà Hà Thị Thanh Liên, do thời điểm mưa trái vụ liên tiếp từ 04 - 05 ngày và khu vực trồng màu trong ấp là vùng trũng; trong thời gian này, phía ngoài các tuyến kênh gặp lúc thủy triều cao, nên các hộ trồng màu không thể tháo nước phía trong nội đồng ra kênh được. Hiện nay, gia đình phải tìm các nguồn vốn bên ngoài để trồng lại 0,4ha cà chua để vớt lại những thiệt hại vừa qua.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.