17/05/2024 14:47
Mô hình trồng rau trong nhà lưới của nông dân xã Tân An, huyện Càng Long.
Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội xã Tân An luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đời sống cho Nhân dân, nên thời gian qua đã tập trung chỉ đạo vận động Nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế hợp tác, xây dựng nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay xã Tân An chuyển đổi gần 278,27ha từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi, trồng các loại cây con có hiệu quả kinh tế cao như: màu, bưởi, dừa, cam, nuôi cá lóc... góp phần nâng tổng giá trị toàn ngành của xã năm 2023 đạt 512,4 tỷ đồng. Xã giữ vững 01 Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Tiến với 60 thành viên, vốn điều lệ 164 triệu đồng; đến nay toàn xã có 14 tổ hợp tác với 201 thành viên, các tổ hợp tác hoạt động hiệu quả. Trên địa bàn xã có 15 doanh nghiệp, 764 cơ sở sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 1.000 lao động.
Tân An tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đào tạo nghề, mở các lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giúp người dân nắm vững được các quy trình sản xuất, chăn nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả cao, hạn chế rủi ro, tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Đồng thời cùng với các mô hình phát triển kinh tế của các ngành đoàn thể góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho người dân trên địa bàn xã. Qua điều tra, tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2023 trên địa bàn xã đạt 70,730 triệu đồng, cuối năm 2023 toàn xã còn 01 hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội và 50 hộ cận nghèo (giảm 66 hộ so với năm 2022).
Xã Tân An được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2019 theo Quyết định số 2638/QĐ-UBND, ngày 17/12/2019 của UBND tỉnh Trà Vinh. Từ năm 2019 đến nay, xã Tân An được đầu tư nâng chất tiêu chí về giao thông. Theo đó, xã được đầu tư mới 04 tuyến đường nhựa dài 4,61km, kinh phí 9,2 tỷ đồng và 12 tuyến đường đal dài 13,98km, kinh phí 13,9 tỷ đồng. Ngoài ra, xã vận động các mạnh thường quân xây dựng mới 27 cây cầu nông thôn, đến nay hệ thống giao thông trên địa bàn xã cơ bản đáp ứng yêu cầu, phục vụ tốt cho việc đi lại và giao thương hàng hóa của Nhân dân trên địa bàn xã.
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Tân An quan tâm xây dựng chợ xã đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm. Chợ Tân An nằm cặp Tỉnh lộ 911, quy mô đất xây dựng 8.632,8m2, nhà lồng chợ diện tích sử dụng khoảng 420m2, có 205 hộ kinh doanh, có 67 ki-ốt, 89 sạp bán hàng, phần còn lại là sân bãi bán hàng ngoài trời, đảm bảo mặt bằng và phù hợp với quy mô hoạt động chợ, có bố trí đủ diện tích cho các hộ kinh doanh cố định và không cố định, diện tích tối thiểu cho 01 hộ kinh doanh trong chợ là 03m2. Để đáp ứng nhu cầu mua bán tại chợ Tân An, UBND huyện Càng Long đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng chợ Tân An theo Quyết định số 1472/QĐ-UBND, ngày 15/5/2023. Đến nay, chợ đã đấu thầu xong với quy mô 06 nhà lồng. UBND xã đã trình xin phê duyệt phương án sắp xếp 06 nhà lồng chợ, tổng diện tích 8.632,8m2 với 256 quầy, sạp, ki-ốt và 01 khu bán ngoài trời cho các hộ bán tự sản tự tiêu, tổng kinh phí thực hiện công trình nâng cấp, mở rộng chợ là 14,5 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn xã Tân An không còn nhà tạm dột nát. Đạt được kết quả này là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, sự nỗ lực của MTTQ, UBND và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã thực hiện tốt các chế độ chính sách về nhà ở, tích cực vận động mạnh thường quân trong và ngoài xã xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hơn 20 căn nhà tình thương cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở... Đồng thời, xã được Trung ương, tỉnh, huyện hỗ trợ xây dựng 127 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng và 26 căn nhà tình thương cho hộ nghèo, vận động xây dựng mới, sửa chữa 09 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và mạnh thường quân hỗ trợ. Đến nay, toàn xã có 2.605/2.860 căn nhà (chiếm tỷ lệ 91,08%) đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng.
Giai đoạn 2023 - 2025: Tân An phấn đấu xây dựng ấp Tân Trung đạt ấp NTM kiểu mẫu; phấn đấu thực hiện đạt trên 95% hộ gia đình văn hóa, NTM. Nâng cao bộ mặt nông thôn của xã về kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên và hệ thống chính trị của xã ngày càng vững mạnh. Thu nhập bình quân hàng năm đạt theo quy định; duy trì trên 95% người dân trên địa bàn xã có tham gia bảo hiểm y tế. Giai đoạn 2025 - 2030: phấn đấu xây dựng xã Tân An đạt NTM kiểu mẫu, phấn đấu 04/08 ấp của xã được công nhận ấp NTM kiểu mẫu; phấn đấu trên 97% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, NTM. Nâng cao bộ mặt nông thôn của xã về kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên và hệ thống chính trị của xã ngày càng vững mạnh. Xã không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo thuộc diện bảo trợ). Phấn đấu đạt 97% người dân trên địa bàn xã có tham gia bảo hiểm y tế. |
Đồng chí Võ Hoàng Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân An cho biết: thời gian tới, xã Tân An tiếp tục nâng chất các tiêu chí xã NTM nâng cao, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành tổ chức triển khai thực hiện của chính quyền và sự phối hợp đồng bộ của các ngành trong tham gia XDNTM; củng cố, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về XDNTM theo hướng chuyên nghiệp và đúng quy định.
Song song đó, xã tập trung nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền, rà soát, điều chỉnh bổ sung, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, chất lượng giáo dục, y tế, xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, an ninh trật tự và hành chính công; tập trung huy động nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ.
Mặt khác, xã tích cực hưởng ứng, tổ chức các phong trào thi đua để phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu của giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2025 - 2030; đồng thời thường xuyên nắm tình hình, phát hiện những cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến nhân rộng; khen thưởng kịp thời các ngành, các tổ chức, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho chương trình. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhằm tìm ra những gương điển hình, những cách làm hay, sáng tạo để nhân rộng, qua đó cũng để phát hiện, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp để thực hiện đạt hiệu quả cho thời gian tiếp theo.
Bài, ảnh: KIM LOAN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.