22/07/2020 06:07
Sau khi hoàn thành xã NTM nâng cao, một số tiêu chí như tiêu chí 10 (thu nhập), tiêu chí 11 (hộ nghèo) và tiêu chí 17 (môi trường và an toàn thực phẩm) thường xuyên biến động. Thạnh Phú là xã thuần nông, do đó để duy trì và nâng cao tiêu chí thu nhập cần chuyển đổi tích cực trong sản xuất, nâng cao tỷ trọng giá trị hàng hóa nông sản…
Nông dân ấp IV, xã Thạnh Phú chăm sóc cam sành trên đất lúa chuyển đổi.
Có 04/04 ấp được tái công nhận ấp đạt chuẩn VH-NTM, đạt 100%. Cuối năm 2019, thu nhập bình quân đạt 54,06 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo toàn xã có 25 hộ và 09 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội, chiếm 1,99%, hộ cận nghèo 60 hộ chiếm 3,15%. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh là 1.906/1.906 hộ, đạt 100% và hộ sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung 1.520/1.906 hộ chiếm 79,74% số hộ toàn xã. 62/62 cơ sở sản xuất, chăn nuôi lập đề án bảo vệ môi trường đạt 100%. Có 1.495/1.906 hộ cải tạo vườn, chỉnh trang cắt tỉa lại hàng rào cây xanh theo Tỉnh lộ 911, Hương lộ 33 và các tuyến đường đal (chiếm 78,43%), diện tích trồng cây xanh trên địa bàn xã đảm bảo 2,5m2/người, trong đó có 694 hộ có hàng rào cây xanh và bê-tông. Bố trí 190 thùng thu gom rác thải sinh hoạt của xã tại các hộ tuyến Tỉnh lộ 911, Hương lộ 33, khu vực chợ, UBND xã và các cơ quan đóng trên địa bàn xã. |
Bà Triệu Thị Ngọc Sang, Ủy viên Ban Chấp hành Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Phú chia sẻ: đối với xã NTM nâng cao, tiêu chí thu nhập là khó khăn; do thu nhập bình quân đầu người/năm tối thiểu phải bằng 1,2 lần so với thu nhập bình quân đầu người/năm trước đó. Năm 2019, thu nhập của Thạnh Phú là 45 triệu đồng/người/năm và năm 2020 phải tăng lên 54 triệu đồng; năm 2021 là 64,8 triệu đồng; năm 2022 là 77,76 triệu đồng/người/năm… trong khi đó, điều kiện là xã thuần nông nên giá trị sản xuất của Thạnh Phú không cao, diện tích không tăng; vì vậy, đòi hỏi địa phương cần dịch chuyển hiệu quả trong sản xuất từ nông nghiệp thuần nông sang nông nghiệp sạch hữu cơ hay công nghệ cao gắn với giải quyết việc làm, phát triển các ngành nghề thương mại - dịch vụ và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; gắn liền với đó là giải quyết lao động nông thôn và kéo giảm, duy trì tỷ lệ hộ nghèo dưới mức quy định của tiêu chí xã NTM nâng cao…
Thông qua việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương, từ năm 2017 đến nay, Thạnh Phú đã chuyển đổi hơn 252ha (484 hộ) chuyên canh sản xuất lúa sang trồng cam, mít (nâng tổng diện tích vườn cây ăn trái lên gần 600ha) và cho thu nhập bình quân 800 triệu đồng/ha/năm (cây có múi). Trong kinh tế tập thể, đã củng cố 27 tổ hợp tác và thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Phú có 70 thành viên. Đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản được canh tác theo hướng an toàn, chất lượng; ứng dụng công nghệ cao, như hệ thống tưới tiêu nước tự động trên các diện tích cam, bưởi, rau màu kết hợp với không sử dụng hóa chất, nhằm đưa ra thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cũng theo bà Triệu Thị Ngọc Sang, thời gian tới, xã Thạnh Phú tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và duy trì khoảng 150ha sản xuất lúa. Trong đó, có 30ha lúa của hợp tác xã canh tác theo hướng liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp; qua đó đưa giá trị thu nhập đối với diện tích đất nông nghiệp hiện nay là 172,79 triệu đồng/ha/năm. Các diện tích trồng cây ăn trái (cam sành, bưởi, mít, dừa...) được đầu tư phát triển mở rộng theo hướng chuyên canh, tập trung và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo hướng sạch - an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong thực hiện tiêu chí môi trường, được địa phương tập trung củng cố các mô hình câu lạc bộ cựu chiến binh bảo vệ môi trường và giao cho từng ngành và các ấp phụ trách tuyến đường hoa; vận động tuyên truyền người dân, hội viên tăng cường thực hiện xử lý, phân loại rác thải tại gia đình và xây dựng đường làng, ngõ xóm, cảnh quan xanh - sạch - đẹp.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.