25/01/2021 09:23
Nông dân ấp II, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái (cam sành).
Về Thạnh Phú trong những ngày đầu năm 2021, nhận thấy sự chuyển mình rõ nét của một vùng quê thuần nông xưa kia (toàn xã có trên 8.500ha sản xuất lúa). Giờ đây, Thạnh Phú đang từng ngày thay da đổi thịt, đặc biệt là thực hiện XDNTM, những tuyến đường bê-tông đã trải dài đến từng ngõ xóm, nhiều cánh đồng lúa đang chuyển dần sang các khu vườn cây ăn trái, cho thu nhập cao gấp 08-10 lần so với độc canh cây lúa… ngoài kinh tế nông nghiệp, trong quá trình XDNTM, Thạnh Phú còn tập trung vận động các cơ sở kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được phát triển, mở rộng, giải quyết việc làm cho người dân tại địa phương…
Qua đó, Thạnh Phú hiện có 91 cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên các lĩnh vực may mặc, may bao, sản xuất bánh cốm ống, nước uống đóng chai, kẹo dừa sáp, giải quyết việc làm cho 289 lao động nông thôn; 432 hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại, tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá trên 259,9 tỷ đồng,… Năm 2020, Đảng bộ xã tập trung xây dựng thành công mục tiêu xã NTM nâng cao. Đối với một số tiêu chí như tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,03%, thu nhập bình quân 60,025 triệu đồng/người/năm, đạt 100,04% chỉ tiêu so Nghị quyết, tăng 6,18 triệu đồng so năm 2019… toàn xã hiện có 1.864/1.948 căn nhà đạt tiêu chuẩn theo quy định Bộ Xây dựng.
Bà Triệu Thị Ngọc Sang, Ủy viên Ban Chấp hành Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè cho biết: Để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu xây dựng xã NTM kiểu mẫu đã được Ban Thường vụ Huyện ủy giao trong năm 2021, đối với tiêu chí về hộ nghèo (không còn hộ nghèo) và tiêu chí thu nhập (đạt 75 triệu đồng/người/năm)... vì vậy, Thạnh Phú phải triển khai tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp gắn với XDNTM; tăng cường liên kết 04 nhà “Nhà nông - Nhà nước - Nhà đầu tư - Nhà khoa học”, liên kết vùng, quy hoạch vùng sản xuất, cơ cấu sản phẩm theo thế mạnh của từng vùng và tổ chức sản xuất gắn với thị trường. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững; tăng cường đưa giống mới, thích ứng biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn, mặn; áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất...
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, địa phương đã tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao tỷ trọng giá trị trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt cây lúa. Qua đó, từ năm 2017- 2020, Thạnh Phú đã chuyển đổi mạnh diện tích đất trồng lúa sang cây ăn trái với trên 600ha. Riêng trong năm 2020, thực hiện chuyển đổi 427,95ha đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế (chủ yếu là cây cam, bưởi, dừa); nâng tổng diện tích vườn của xã được 1.017ha; diện tích lúa còn lại của xã 60ha. Nông dân còn phát triển cây màu, với diện tích gieo trồng 667ha thực hiện chuyên canh và xen canh trên vườn cây mới trồng.
Cũng theo bà Triệu Thị Ngọc Sang, nhằm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết năm 2021 và hoàn thành việc xây dựng xã NTM kiểu mẫu, hiện địa phương chỉ đạo đối với sản xuất nông nghiệp (đối với 60ha đất sản xuất lúa) phải theo hướng hữu cơ, sinh học an toàn gắn liên kết chuỗi giá trị để gia tăng tỷ trọng kinh tế. Phát triển bền vững sản phẩm chủ lực như cam sành, bưởi da xanh,… sản xuất theo tiêu chuẩn Viet.GAP, OCOP… thực hiện chính sách hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND, ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Trà Vinh (đã triển khai thực hiện hỗ trợ 02 dự án trồng cam và bưởi, diện tích 145,82ha), tiếp tục thẩm định 02 dự án (cam 136,11ha; bưởi 9,71ha).
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.