15/04/2021 17:13
Mô hình nuôi tôm công nghiệp ở cánh đồng Tây, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang.
Qua đó, người nuôi tôm giảm rủi ro và tránh thu hoạch đồng loạt, ảnh hưởng về giá cũng như kiểm soát được khả năng tái vụ, thả nuôi mới lại trong từng ao… Dự kiến vụ nuôi thủy sản năm 2021, cơ bản sẽ đạt về sản lượng, do năng suất tăng cao từ các mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao. Theo lịch thả nuôi thủy sản của ngành nông nghiệp, đối với các vùng mặn sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch; vùng lợ đến cuối tháng 7 âm lịch.
Để hạn chế rủi ro trong quá trình thả nuôi tôm, thông qua việc quan trắc cảnh báo môi trường nước và thu mẫu giáp sát trên các tuyến sông đầu nguồn để từ đó kịp thời đưa ra các thông báo, khuyến cáo cho người nuôi trong thả nuôi thủy sản; hạn chế thấp nhất rủi ro. Tính đến cuối tháng 3/2021, nông dân tại các vùng nước mặn, nước lợ đã có 9.167 lượt hộ thả nuôi tôm sú trên diện tích 10.525ha, với số lượng 644,99 triệu con giống; có 5.678 lượt hộ thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1.922ha, với số lượng 1,462 tỷ con giống. Về tình hình thiệt hại cơ bản nằm trong tỷ lệ cho phép, trong này, đối với tôm sú có 312 hộ thả nuôi bị thiệt hại trên diện tích 95ha (chiếm 10,2% so với thả nuôi) và tôm thẻ chân trắng có 518 hộ thả nuôi bị thiệt hại trên diện tích 142ha (chiếm 7,4% so với thả nuôi).
Riêng tại huyện Cầu Ngang, đến cuối tháng 3/2021 có 1.720 hộ thả nuôi tôm sú thâm canh với 184,867 triệu con giống, trên diện tích mặt nước 776,45ha (đạt 27,92% so với kế hoạch), có 238 hộ nuôi thiệt hại, trên diện tích 71,95ha (chiếm 9,26% so với diện tích thả nuôi), giảm 13,4% diện tích bị thiệt hại so với cùng kỳ năm 2020. Tôm thẻ chân trắng có 2.355 hộ thả nuôi trên diện tích 993ha (đạt 22,33% so với kế hoạch), có 279 hộ nuôi tôm thiệt hại, với diện tích 80,02ha (chiếm 8,05%), giảm 11,07% diện tích bị thiệt hại so với cùng kỳ năm 2020.
Ghi nhận tại xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, mặc dù đầu vụ tình hình thời tiết tương đối bất lợi trong thả nuôi thủy sản, nhưng do những năm qua với việc thả nuôi rải vụ đã giúp người nuôi chủ động về tiến độ thả giống; từng bước thích ứng với những bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra. Thông thường trong 01 hộ nuôi có nhiều ao, các hộ sẽ thả khoảng 30 - 40% số ao, sau đó khi thời tiết ổn định sẽ tiếp tục thả nuôi hoặc thời tiết bất lợi sẽ ngừng thả để hạn chế rủi ro, thiệt hại. Tập trung chủ động nhất là qua thả nuôi thâm canh; hiện toàn xã có 478 thả nuôi 28,68 triệu con tôm sú trên diện tích 134,6ha và 810 lượt hộ thả nuôi 105,3 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 216,53ha.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Cán bộ Nông nghiệp - Môi trường xã Hiệp Mỹ Đông: Mặc dù thực hiện nuôi rải vụ, số diện tích mặt nước thả nuôi bị giảm nhưng bù lại, những năm qua, xã phát triển rất mạnh mô hình nuôi tôm thâm canh mật độ cao cho năng suất cao gấp 10 - 12 lần so với nuôi tôm thâm canh trước đây (bình quân đạt 45 - 50 tấn/ha). Trong vụ thả nuôi tôm năm 2021, đến cuối tháng 3 có 30 hộ thả nuôi trên diện tích 05ha (năm 2020 có 37 lượt hộ thả nuôi trên 7,21ha: 26 hộ thu hoạch 4,81ha, sản lượng 271 tấn và 11 hộ thả nuôi bị thiệt hại với diện tích 2,4ha).
Được biết, ngoài phát triển mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng; từ năm 2016, xã Hiệp Mỹ Đông khá thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh từ chuyển đổi trên đất trồng lúa. Qua đó, đã phát triển và nhân rộng trong năm 2019 cho đến nay. Đây cũng là một trong những đối tượng thủy sản được xã Hiệp Mỹ Đông định hướng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu về sản xuất. Trong năm 2020, có 175 lượt hộ thả nuôi tôm càng xanh với 5,337 triệu con giống, trên diện tích 66,7ha (Có 05/175 hộ bị thiệt hại trên diện tích 2,2ha; 170/175 hộ thu hoạch, trong này có 12 hộ lãi trên 100 triệu đồng, 62 hộ lãi từ 50 - 100 triệu đồng, 78 hộ lãi dưới 50 triệu đồng, 38 hộ lỗ vốn).
Cũng theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, hiện xã đã quy hoạch vùng phát triển nuôi tôm càng xanh (giai đoạn 2021 - 2025), chủ yếu ở khu vực các ấp: Rạch, Cái Già Trên và Cái Già Bến, với diện tích khoảng 650ha. Thời vụ thả thường bắt đầu từ tháng 5, tháng 6 kết hợp với sản xuất 01 vụ lúa - tôm càng xanh.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.