04/06/2022 07:24
Cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ của bà Phạm Thị Lệ Thu, ấp Nhà Dựa, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động nữ.
Quán triệt Nghị quyết số 15, Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Chương trình hành động số 19-CTr/TU, ngày 29/8/2012 để cụ thể hóa và triển khai thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1248/QĐ-UBND, ngày 28/6/2013 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 19 của Tỉnh ủy; giao UBND tỉnh phân công cụ thể cho các sở, ngành, các địa phương, tùy theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện. 10 năm qua, Trà Vinh đã đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến Nghị quyết số 15. Trong đó, nổi bật là lĩnh vực đền ơn đáp nghĩa và giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
Thực hiện Nghị quyết số 15, về chính sách người có công, tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ trợ cấp ưu đãi cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng (trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 01 lần) với trên 30.000 đối tượng; chăm sóc sức khỏe cho các người có công và thân nhân không ngừng được quan tâm: cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% đối tượng; giải quyết trợ cấp một lần cho hơn 1.230 đối tượng hưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến; 2.858 đối tượng được trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 174 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 866 trường hợp theo Quyết định số 290/QĐ-TTg, ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến, nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; 3.456 thân nhân người có công với cách mạng hưởng mai táng phí; công nhận 04 trường hợp liệt sĩ mới. Tổ chức đưa 6.158 lượt đối tượng điều dưỡng tập trung tại tỉnh Kiên Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng và thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, điều dưỡng tại gia đình cho 47.646 lượt đối tượng. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn được công nhận thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ và nâng cao mức sống cho người có công với cách mạng.
Từ năm 2013 đến nay, các ngành, các cấp đã vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trên 33 tỷ đồng để hỗ trợ cho người có công có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ điều trị bệnh, xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa cho đối tượng người có công: hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho 10.090 hộ (xây mới 7.206 hộ, sửa chữa 2.884 hộ), kinh phí 411,89 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương còn vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh xây dựng 5.435 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, số tiền hơn 239,793 tỷ đồng.
Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh có 64.258 người có công và thân nhân của người có công với cách mạng. Trong đó, có 19.624 liệt sĩ; 9.811 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh; 5.278 thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng, 8.814 người có công giúp đỡ cách mạng; 3.348 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 3.346 Mẹ Việt Nam anh hùng (104 Mẹ còn sống); 1.246 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 453 con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 28 thanh niên xung phong; 12.373 người hoạt động kháng chiến đã hưởng trợ cấp và các đối tượng khác. |
Song song với lĩnh vực đền ơn đáp nghĩa, tỉnh luôn quan tâm đến giải quyết việc làm, giảm nghèo; thông qua các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, 10 năm qua, đã giải quyết việc làm cho 622.807 lượt lao động, tạo việc làm mới cho 252.626 lao động, trong đó nữ 131.945 lao động, dân tộc thiểu số 88.938 lao động, thanh niên 132.499 lao động.
Thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm, đã tư vấn cho 122.433 lượt lao động, giải quyết việc làm cho 21.604 lao động (trong tỉnh 15.749 lao động, ngoài tỉnh 4.859 lao động) và đưa 3.788 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, gồm các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia.
Ngoài ra, tổ chức 83 phiên giao dịch việc làm, với 595 lượt doanh nghiệp và 15.255 lượt lao động tham gia, kết quả đã giải quyết việc làm cho 5.626 lao động; tổ chức 73 cuộc hội thảo việc làm, với 3.893 lao động đăng ký tham dự. Giải quyết việc làm thông qua chính sách cho vay vốn tự tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm được Trung ương phân bổ kinh phí hàng năm qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đã thẩm định và giải ngân cho 14.459 dự án, với tổng số tiền cho vay 261,544 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 21.265 lao động.
Với những nguồn lực và hành động cụ thể, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện kịp thời các chính sách giảm nghèo của Trung ương. Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; UBND tỉnh ban hành Đề án giảm nghèo bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Kết quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh giảm 16,02% hộ nghèo, tương đương 37.741 hộ, bình quân giảm 3,2%/năm, tương đương 7.548 hộ; giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có 30.302 hộ thoát nghèo, hộ nghèo giảm bình quân 2,28%/năm; đến cuối năm 2020, hộ nghèo của tỉnh còn 1,8%, hộ nghèo dân tộc Khmer còn 3,21%; huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân trên 04%/năm. Triển khai hiệu quả nhiều dự án có liên quan đến giảm nghèo bền vững.
Năm 2022, thực hiện chuẩn nghèo theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP, toàn tỉnh có 10.207 hộ nghèo, chiếm 3,56%; trong đó, hộ nghèo dân tộc Khmer 6.478 hộ, chiếm 63,47% so tổng số hộ nghèo; hộ cận nghèo 17.215 hộ, chiếm 06%, trong đó, hộ cận nghèo dân tộc Khmer 8.997 hộ, chiếm 52,26% so với tổng số hộ cận nghèo.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.