13/12/2022 06:28
Nông dân Trương Ngọc Miệt, ấp Cós Xoài bơm dẫn nước vào ruộng phục vụ lúa thu - đông.
Trước đây, nông dân canh tác lúa theo phương thức truyền thống, năng suất thấp nên luôn lo lắng về đầu ra. Từ khi THT sản xuất lúa ra đời, nông dân được hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chọn giống lúa đạt chất lượng cao, năng suất nhiều nên nông dân an tâm sản xuất, nhất là khâu thực hiện dịch vụ cung ứng đầu vào và liên kết đầu ra. Việc thành lập THT sản xuất lúa là điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức lại và liên kết sản xuất, không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế và giá trị gia tăng của cây lúa, còn góp phần cùng địa phương thực hiện hoàn thành tiêu chí tổ chức sản xuất.
Ông Thạch Vuông, Tổ trưởng THT sản xuất lúa ấp Cós Xoài cho biết: khi THT đi vào hoạt động, các thành viên trong tổ hưởng ứng đồng tình chuyển từ sản xuất các giống lúa OM18, OM5451, siêu Hàm Trâu sang sản xuất chỉ một loại giống lúa ST25 trên diện tích 13,6ha. Giống lúa ST25 không chỉ năng suất và chất lượng cao, đầu ra ổn định trên thị trường.
Trong quy trình sản xuất giống lúa này, nông dân xuống giống đồng loạt, phun thuốc và bón phân theo trình tự “1 phải, 5 giảm”, “3 tăng, 3 giảm” nên hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là xuống giống theo phương thức sạ hàng nên nông dân giảm từ 20 - 30% chi phí đầu tư giống ban đầu, bình quân sạ khoảng 12kg lúa giống ST25/0,1ha, năng suất đạt từ 5,5 - 6,5 tấn/ha, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/ha, từ đó các thành viên trong THT đã mạnh dạn hơn trong sản xuất giống lúa này.
Ông Vuông cho biết thêm: với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp cây truyền thống bao đời qua, nên nông dân sản xuất lúa trong ấp luôn đặc biệt quan tâm. Hàng năm các thành viên trong tổ sản xuất 02 vụ lúa chính vụ hè - thu và thu - đông, còn vụ đông - xuân theo chủ trương của huyện không sản xuất, nhưng đến vụ đông - xuân một số nông dân trong ấp đã tự phát xuống giống nhằm vừa tăng thêm thu nhập, vừa có rơm rạ phục vụ chăn nuôi bò.
THT sản xuất lúa của ấp hoạt động với 18 thành viên, ban đầu mới thành lập, THT thường xuyên tổ chức họp định kỳ nhằm đánh giá hoạt động sản xuất, trao đổi kỹ thuật, tình hình sâu bệnh và lấy ý kiến thương thảo về giá đầu ra với doanh nghiệp. Liên kết sản xuất với doanh nghiệp, các thành viên trong tổ không chỉ được cung cấp giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật, còn bao tiêu sản phẩm với giá thị trường. Trong quá trình hoạt động, THT được chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã tư vấn hỗ trợ thành lập, xây dựng quy ước hợp tác liên kết. Đồng thời tổ chức hỗ trợ cán bộ chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn trong công tác khuyến nông nên nông dân an tâm hơn sản xuất.
Nông dân Trương Ngọc Miệt, ấp Cós Xoài, thành viên THT sản xuất lúa cho biết: tham gia THT trồng lúa, nông dân được hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa; nguyên liệu vật tư nông nghiệp đầu vào và trừ vào sau thu hoạch, đây là điều kiện thuận lợi cho những hộ dân thiếu vốn đầu tư ban đầu.
Ngoài ra đến vụ thu hoạch nông dân được liên kết với doanh nghiệp giải quyết đầu ra sản phẩm với giá thị trường, nên nông dân an tâm sản xuất, nâng cao đời sống. So với các giống lúa khác, sản xuất lúa ST25, giá bán trên thị trường cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg. Với 04ha đất sản xuất lúa của gia đình, vụ hè - thu vừa qua, năng suất đạt 5,5 tấn/ha, giá bán 7.100 đồng/kg, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/ha. Vụ lúa thu - đông đang phát triển tốt, năng suất ước đạt 06 tấn/ha.
Thành lập THT sản xuất lúa là hướng đi đúng, giúp nông dân an tâm sản xuất vì không lo đầu ra, góp phần xây dựng thành công xã nông thôn mới. Đặc biệt, các thành viên tham gia vào THT chuyển từ sản xuất tự phát, nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung hàng hóa, nâng cao giá trị và thu nhập cho nông dân. Đồng thời hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Bài, ảnh: MẪN QUÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.