28/09/2023 06:22
Mô hình nuôi cá chạch lấu của ông Huỳnh Văn Ba, xã Đại Phước, huyện Càng Long.
Cụ thể, 04 mô hình ở lĩnh vực trồng trọt gồm: sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ, trồng cây mít Thái sử dụng phân hữu cơ sinh học tưới nước tiết kiệm, sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa, trồng lạc sử dụng phân hữu cơ vi sinh tưới nước tiết kiệm.
Lĩnh vực chăn nuôi có 06 mô hình gồm: nuôi gà thịt có bổ sung thảo dược nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh; chăn nuôi lợn thịt giống ngoại nhập theo hướng an toàn sinh học; nâng cao chất lượng đàn bò thịt bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo sử dụng giống bò chuyên thịt năng suất cao; mô hình nâng cao năng suất chất lượng bò thịt sử dụng tinh phân ly giới tính (đực) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo và liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; chăn nuôi vịt siêu nạc Grimaud trên cạn theo hướng an toàn sinh học; chăn nuôi lợn cái sinh sản giống ngoại theo hướng an toàn sinh học.
Ở lĩnh vực thủy sản có 09 mô hình gồm: nuôi tôm càng xanh toàn đực 02 giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học quản lý môi trường; nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 02 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường; nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (tôm- rừng) kết hợp nuôi vọp; mô hình nuôi cá chạch lấu trong ao; nuôi tôm càng xanh xen canh lúa; mô hình nuôi cá lóc thâm canh 2 giai đoạn kết hợp siphong đáy; nuôi cá thát lát kết hợp cá sặc rằn; nuôi tôm sú kết hợp nuôi cá rô phi trong vèo; nuôi tôm thẻ chân trắng luân canh lúa theo hướng hữu cơ.
Các mô hình sản xuất công bố đã được thử nghiệm thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Thông các mô hình sản xuất này giúp người dân thay đổi dần nhận thức và tập quán sản xuất, ứng dựng tốt các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, hạn chế việc ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả khi tận dụng và phát huy tối đa nguồn thức ăn sẵn có, sử dụng nước tiết kiệm, cải thiện độ màu mỡ của đất, giảm phát thải khí nhà kính, tạo sản phẩm sạch an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Lê Văn Đông cho biết, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hiện gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh thường xuyên xuất hiện và lây lan trên diện rộng. Giá cả thị trường không ổn định, thường dao động ở mức thấp. Những điều này đang làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của người dân.
Thời gian tới, ngành nông nghiệp các địa phương sẽ cử cán bộ nông nghiệp hỗ trợ, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình; cũng như vận động các hộ tham tổ hợp tác, hợp tác xã, sản xuất tập trung để dễ tiếp cận các chính sách hỗ trợ, dễ tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho nông sản.
Tin, ảnh: THANH HÒA
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.