28/01/2022 15:07
Đường liên ấp xã Long Đức (thành phố Trà Vinh) - xã đạt chuẩn NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh Trà Vinh.
Cụ thể, năm 2022, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu có thêm 04 xã và huyện Cầu Ngang, Duyên Hải đạt chuẩn NTM; đến năm 2023, 100% xã trên địa bàn tỉnh và huyện cuối cùng của tỉnh (huyện Trà Cú) đạt chuẩn NTM.
Theo đó, tỉnh huy động các nguồn lực từ Trung ương, địa phương và các nguồn lực khác để thực hiện Chương trình; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển có tỷ lệ hộ nghèo cao, các địa phương có số tiêu chí NTM đạt thấp. Cùng với việc huy động nguồn lực, các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc XDNTM trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thường xuyên cập nhật các mô hình mới, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nhiệm hay về XDNTM trong và ngoài tỉnh để phổ biến, nhân rộng; động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân, tổ chức có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM.
Tỉnh rà soát, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, giúp người dân nông thôn nâng cao mức sống, trong đó chú trọng các địa phương có đông đồng bào dân tộc. Tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo cấp trên đối với việc triển khai, tổ chức thực hiện ở cấp dưới để đảm bảo sự phát triển đúng hướng và hiệu quả; đồng thời kiện toàn tổ chức bộ máy triển khai Chương trình giai đoạn 2021- 2025 theo chỉ đạo của Trung ương.
Năm 2021, tỉnh Trà Vinh có thêm 08 xã đạt 19/19 tiêu chí, 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh có 77/85 xã đạt chuẩn NTM (trong đó, 72 xã đã có quyết định công nhận), 21 xã đạt NTM nâng cao. Tỉnh có 5/9 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành XDNTM. Ngoài ra, qua kiểm tra, huyện Châu Thành đã cơ bản đạt các tiêu chí huyện NTM.
Tin, ảnh: THANH HÒA
Trong sản xuất nông nghiệp, xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang là địa phương luôn chịu nhiều tác động do biến đổi khí hậu (BĐKH) như khô hạn, mặn xâm nhập... Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và hạn chế các tác động do BĐKH gây ra; xã đã tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất và quy hoạch vùng canh tác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương theo hướng luân canh 02 vụ lúa - màu; chuyên canh màu mùa khô (vụ đông - xuân).