25/06/2021 08:27
Theo đó, dự án kè chống sạt lở khu vực thị trấn Cầu Kè được đầu tư từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 là 150 tỷ đồng, được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 118/QĐ-TTg, ngày 27/12/2020, hiện nay tỉnh đã phân bổ chi tiết nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án cấp bách phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn hán xâm nhập mặn phục vụ sản xuất; các dự án xây dựng hạ tầng di dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao từ tổng số vốn ngân sách Trung ương 150 tỷ đồng và ngân sách tỉnh đối ứng 109,62 tỷ đồng, do đó, tỉnh không còn nguồn lực để bố trí cho dự án kè chống sạt lở khu vực thị trấn Cầu Kè.
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và theo kết quả khảo sát hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với mưa lớn, nước lũ chảy xiết dẫn đến sạt lở đất nghiêm trọng, thiệt hại tài sản của người dân và các công trình kết cấu hạ tầng khác trong khu vực thị trấn Cầu Kè; đe dọa đến đời sống, tính mạng và tài sản khoảng 1.876 hộ dân, nhất là hơn 100 hộ dân đang sinh sống dọc trên hai bờ sông.
Để có nguồn kinh phí đầu tư, UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ cho tỉnh 100 tỷ đồng để triển khai đầu tư cấp bách dự án kè chống sạt lở khu vực thị trấn Cầu Kè là rất cấp thiết nhằm sớm giúp cho người dân sinh sống trong khu vực an tâm trong lao động, sản xuất và ổn định cuộc sống.
CÔNG THÀNH
Trong sản xuất nông nghiệp, xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang là địa phương luôn chịu nhiều tác động do biến đổi khí hậu (BĐKH) như khô hạn, mặn xâm nhập... Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và hạn chế các tác động do BĐKH gây ra; xã đã tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất và quy hoạch vùng canh tác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương theo hướng luân canh 02 vụ lúa - màu; chuyên canh màu mùa khô (vụ đông - xuân).