11/04/2023 08:35
Mô hình nuôi dê của nông dân Nguyễn Văn Dững, ấp Tân Thành, xã Long Khánh nhờ nguồn vốn vay của Hội Nông dân xã Long Khánh.
Thị trấn Long Thành hỗ trợ phụ nữ vươn lên thoát nghèo
Thị trấn Long Thành là thị trấn ven biển của huyện Duyên Hải, đời sống chủ yếu là kinh doanh thương mại - dịch vụ và nuôi trồng thủy sản. Trong lộ trình xây dựng thị trấn đô thị văn minh, thị trấn tập trung quản lý, khai thác hiệu quả các công trình công cộng trên địa bàn phục vụ lợi ích công cộng. Song song đó, thị trấn chỉ đạo các ngành đoàn thể tập trung hoàn thiện các công trình thuộc tiêu chí đô thị văn minh.
Nổi bật là mô hình “Ngôi nhà vì bạn - vì tôi” gây quỹ nuôi heo đất gắn với mô hình sinh kế của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị trấn Long Thành, những năm qua góp phần đáng kể trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, giảm thiểu việc sử dụng túi ni-lông, chai nhựa, tạo thói quen phân loại xử lý rác thải tại nguồn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày.
Đồng chí Đỗ Thị Út, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Long Thành cho biết: để góp phần xây dựng đạt chuẩn thị trấn đô thị văn minh, Hội vận động hội viên tham gia mô hình chi hội “05 không, 03 sạch”; giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “sạch nhà - sạch bếp - sạch ngõ” gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình “05 không, 03 sạch”.
Bên cạnh đó, Hội vận động hội viên, người dân tham gia mô hình “Ngôi nhà vì bạn - vì tôi” với 21 chị tham gia. Phương thức hoạt động, các chị thực hiện thu gom phân loại rác thải bán lấy tiền nuôi heo đất, từ số tiền này đầu tư cho các chị hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn trang trải cuộc sống. Ngoài ra, Hội còn trích nguồn quỹ hoạt động của Hội và phát động mô hình sinh kế với hình thức vận động 839 hội viên đóng góp 1.000 đồng/chị để hỗ trợ hội viên có điều kiện phát triển sinh kế. Từ mô hình sinh kế, Hội đầu tư lươn giống và gà mái cho 02 hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo phát triển sinh kế gia đình…
Điển hình như chị Thạch Thị Mỹ Linh, Khóm 1, thị trấn Long Thành đến nay đã vươn lên thoát nghèo thông qua nguồn vốn sinh kế và vốn vay tín chấp của Hội LHPN thị trấn. Chị Linh cho biết: nhà nghèo, không ruộng đất sản xuất, vợ chồng chị thường xuyên xa quê làm thuê kiếm sống. Năm 2022, được địa phương hỗ trợ căn nhà kiên cố gia đình chị yên tâm sản xuất.
Cùng với đó, chị được Hội LHPN thị trấn hỗ trợ vốn vay 50 triệu đồng thuê đất nuôi tôm - cua và đầu tư 10 con gà mái đẻ về nuôi nhằm tạo sinh kế phát triển kinh tế gia đình. Nhờ địa phương hỗ trợ vốn vay, nhà ở và giúp vốn sinh kế trong chăn nuôi, chị không còn xa quê làm thuê, có điều kiện chăm lo cho các con được học tập ổn định hơn và tập trung phát triển kinh tế.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Châu, Chủ tịch Hội LHPN huyện Duyên Hải cho biết: mô hình “Ngôi nhà vì bạn - vì tôi” với mục đích thu gom rác thải nhựa đã qua sử dụng tại công cộng, gây quỹ nuôi heo đất mua dụng cụ học tập giúp đỡ học sinh nghèo. Đến nay, Hội đã xây dựng 20 nhà tại 07/07 cơ sở Hội và 13 trường học, thu 05 tấn rác thải nhựa, vận động gây quỹ được hơn 10 triệu đồng và đã hỗ trợ 10 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đế tiếp tục đến trường.
Ngoài ra, Hội phát động mô hình tuyến đường không rác thải thực hiện tại xã Đôn Châu. Tuyến đường không rác thải dài 2.300m trên Tỉnh lộ 914, được trồng hoa với nhiều loại hoa và được lắp đặt đèn chiếu sáng từ nguồn vận động xã hội hóa. Tuyến đường này có 60 hộ gia đình sống trong khu vực tham gia quản lý, chăm sóc, góp phần tạo cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn.
|
Hội Nông dân huyện đã phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong vận động cán bộ, hội viên tích cực chủ động tham gia thực hiện đạt hiệu quả các tiêu chí NTM. Tuyên truyền chủ trương, chính sách về kinh tế tập thể, giới thiệu hợp tác xã điển hình tiên tiến, mô hình mới cho nông dân tham quan học tập và nhân rộng. Đến nay, Hội đã triển khai 40 nhà lưới cho hội viên trồng rau theo hướng an toàn; hỗ trợ 3.968 hội viên vay vốn trên 107 tỷ đồng phát sản xuất, cải thiện thu nhập góp phần giảm nghèo. Quản lý và bảo dưỡng thường xuyên 12 tuyến đường nông thôn, đảm bảo sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn. Hội LHPN huyện thực hiện hiệu quả cuộc vận động “xây dựng gia đình 05 không, 03 sạch” gắn với XDNTM bằng các phong trào, các hoạt động thiết thực. Đến nay có 8.672/9.815 hộ đạt chuẩn gia đình “05 không, 03 sạch”; thành lập và duy trì 74 câu lạc bộ, tổ, nhóm hoạt động lĩnh vực môi trường; thực hiện 10 tuyến đường hoa, tuyến đường không rác thải. Hỗ trợ 196 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp với số vốn trên 5,2 tỷ đồng; xây dựng 06 tổ phụ nữ tiết kiệm nuôi heo đất tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hội Cựu Chiến binh huyện tuyên truyền và phát động củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động 60/60 “Câu lạc bộ môi trường cựu chiến binh” ấp, khóm, có 1.695 thành viên; vận động xây dựng 19 căn nhà đồng đội, nhà tình nghĩa cho hội viên; phối hợp xây dựng, quản lý tuyến quốc lộ 53B và 07 tuyến đường nông thôn trên địa bàn. Liên đoàn Lao động huyện xây dựng và bàn giao 15 căn nhà “Mái ấm công đoàn”, vận đông 1.200 lượt đoàn viên ra quân chăm sóc các tuyến đường hoa, vệ sinh cảnh quan môi trường nông thôn... Đoàn Thanh niên huyện đã phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích, đi đầu tham gia thực hiện các tiêu chí XDNTM. Các cơ sở Đoàn huy động hơn 2.000 lượt đoàn viên đóng hơn 500 ngày công lao động thực hiện chiến dịch làm sạch môi trường, xây dựng “Tuyến đường thanh niên tự quản về an ninh trật tự”, tuyến đường “sáng - xanh - sạch - đẹp”; xây dựng 20 nhà nhân ái, nhà tình bạn; xây dựng, quản lý 12 tuyến đường Thanh niên tự quản, dài hơn 12km.
|
Nông dân Long Khánh trợ vốn giúp nông dân phát triển chăn nuôi
Toàn xã có 07 ấp, xã được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2019, và trong năm 2022 xã đã hoàn thành việc thực hiện 19 tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao. Bộ mặt nông thôn có chuyển biến, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, đời sống người dân ngày càng nâng cao.
Đồng chí Ngô Nhựt Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Khánh cho biết: để giúp hội viên nông dân phát huy tính năng động sáng tạo, tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau, thể hiện rõ qua việc các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo trong ấp cùng phát triển kinh tế. Từ đầu năm 2023 đến nay, Hội Nông dân xã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư 794 triệu đồng, nâng đến nay tổng dư nợ trên 11,7 tỷ đồng giúp 426 hội viên nông dân vay phát triển sản xuất.
Song song đó, Hội duy trì 01 tổ hùn vốn xoay vòng có 12 thành viên tham gia góp 300.000 đồng/tháng và liên tục xoay vòng cho hội viên vay phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Hội vận động hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo trong ấp cùng phát triển kinh tế như: giúp vốn, vật tư, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất... Từ các phong trào, đến cuối năm 2022, Hội tham gia cùng địa phương giảm 06 hộ hội viên nghèo và 11 hộ hội viên cận nghèo.
Nông dân Nguyễn Văn Dững, ấp Tân Thành, xã Long Khánh cho biết: thông qua nguồn vốn vay của Hội tôi có điều kiện đầu tư vào nuôi dê sinh sản. Hiện tôi đang nuôi 42 con dê sinh sản và dê thịt với tổng chi phí đầu tư ban đầu 113 triệu đồng, vừa qua xuất bán 18 con với tổng thu nhập 69 triệu đồng. Sắp tới tôi xuất bán 18 con dê thịt, lợi nhuận ước đạt 40 triệu đồng. Với ông Dững nuôi dê, chi phí đầu tư ban đầu khá cao, nhưng tái đàn con giống cho những đợt nuôi sau nên lợi nhuận khá.
Duyên Hải là huyện có xuất phát điểm kinh tế còn thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dễ bị tổn thương dưới tác động của biến đổi khí hậu. Thời gian qua, nhờ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể kết hợp với tăng cường công tác truyền thông trong XDNTM, từ đó nhận thức của từng cán bộ, đảng viên, hội viên đoàn thể được nâng lên, tích cực tham gia làm nòng cốt trong các phong trào ở địa phương, làm chuyển biến mạnh mẽ diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.