08/06/2021 09:06
Tuyến đường đal nội đồng khu vực Cây Dừng (thuộc ấp Hòa An, xã An Phú Tân).
Trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, An Phú Tân đã triển khai thực hiện quyết liệt, với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, trong này, người dân tham gia hiến đất, cây ăn trái để thi công các công trình đường nông thôn liên ấp, ngõ xóm… đến nay, đã triển khai 03 tuyến đường liên ấp được cứng hóa, dài 13,46/13,46km (mặt đường từ 03-3,5m, nền từ 04-4,5m); 27 tuyến đường ngõ xóm được bê-tông hóa, dài 20,106/28,652km, đạt 70,17% (còn 13 tuyến đường, dài 8,546km được Nhân dân tự đầu tư bê-tông nhỏ, đổ cát, đá,... đi lại không để lầy lội vào mùa mưa.
Tuy nhiên, để phục vụ phát triển kinh tế và giao thông thuận lợi trong các vùng sản xuất nội đồng, xã còn hạn chế về đầu tư các tuyến đường trục chính nội đồng, hiện toàn xã chỉ có 01 tuyến đường đal nội đồng (Cây Dừng thuộc ấp Hòa An), dài 1,3km (mặt 03m, nền 04m), đồng thời, các tuyến đường hiện đang phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân tại các vùng nội đồng chưa đáp ứng theo tiêu chí NTM nâng cao, do mặt đường phần lớn chỉ từ 1,5 - 02m.
Để đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nội đồng, cũng theo ông Phan Văn Em, những tháng đầu năm 2021, xã đã đưa vào quy hoạch và phát triển thêm 2,8km đường nội đồng từ kênh Ụ Trâu đến ấp Dinh An, đang chờ trên bố trí nguồn vốn, địa phương triển khai, do phần nền đường đã được địa phương bố trí xong. Khi đó, tuyến đường trục nội đồng từ kênh Ụ Trâu đến ấp Dinh An sẽ thúc đẩy khu vực này phát triển rất lớn (khoảng 100ha vườn cây ăn trái).
Đối với hoạt động của hợp tác xã (HTX) hiện trên địa bàn có 01 HTX nhưng chỉ có 07 thành viên và số vốn góp còn hạn chế (khoảng 45 triệu đồng); vì vậy, thời gian tới, Ban Thường vụ Đảng ủy xã sẽ vận động các đồng chí trong Ban chấp hành và các cán bộ đầu ngành đăng ký thành viên tham gia vào HTX (nhằm đảm bảo số lượng thành viên trong HTX trên 51 thành viên) và củng cố, hỗ trợ để HTX hoạt động có hiệu quả, đúng Luật HTX năm 2012.
Với đặc điểm là xã có thế mạnh về kinh tế vườn, toàn xã có trên 1.300ha diện tích vườn cây ăn trái; tuy nhiên những tháng đầu năm 2021 do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên tỷ trọng giá trị của nhiều sản phẩm trái cây đạt không cao. Trong 05 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng trái cây của An Phú Tân đạt trên 14.500 tấn (kế hoạch 34.500 tấn), tập trung chủ yếu là xoài 1.475 tấn, vú sữa 306 tấn và các trái cây khác (ổi, mít, đu đủ…) hơn 1.931 tấn.
Để nâng cao thu nhập theo tiêu chí xã NTM nâng cao, chia sẻ với chúng tôi, bà Phạm Thảo Khuyên, Phó Chủ tịch UBND xã An Phú Tân cho biết: nhằm bù đắp thiệt hại sụt giảm giá trị sản xuất (trái cây) do ảnh hưởng giá; địa phương đã tập trung vận động người dân tham gia thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng ngành, lĩnh vực; ưu tiên đầu tư trọng tâm cho nông nghiệp như phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sử dụng các loại giống cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu; thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng thời, kêu gọi đầu tư mở rộng xây dựng các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công ty, doanh nghiệp góp phần tạo việc làm góp phần tăng thu nhập.
Thông tin từ UBND xã An Phú Tân, trong 05 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn xã đã giải quyết việc làm tại chỗ cho khoảng 350 lao động từ các nghề tách vỏ hạt điều, may gia công, đan ghế mây giả nhựa, đan đát... Đồng thời, thực hiện hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND, ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh “về chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp” được 22 tổ với diện tích 119ha, tổng vốn 1,22 tỷ đồng cho cải tạo, trồng mới cây ăn trái, dừa… giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích tăng lên từ 110 triệu đồng/ha (năm 2014) cuối năm 2020 đã đạt 150 triệu đồng/ha.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.