03/02/2021 15:32
Tỉnh lộ 914 đoạn thuộc ấp Bà Nhì, xã Đôn Châu được xây dựng cảnh quan “sáng - xanh - sạch - đẹp”.
Là xã đặc biệt khó khăn, Đảng ủy, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (Ban chỉ đạo) xã chỉ đạo tập trung phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển đổi trong ngành nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chọn cây, con giống mới có chất lượng, nâng cao giá trị nông sản hàng hóa. 05 năm (2015 - 2020), Đảng ủy chỉ đạo tập trung vận động, hướng dẫn nông dân đưa cây màu xuống chân ruộng được 46,2ha, nâng giá trị sản xuất trên cùng diện tích đất. Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao được 172ha và chuyển sang nuôi trồng thủy sản 19,35ha. Nhiều diện tích đất sản xuất được chuyển đổi bước đầu tăng thu nhập cho nông dân từ 1,5 - 2 lần trở lên trên cùng đơn vị diện tích đất sản xuất so với trước khi thực hiện chuyển đổi.
Riêng năm 2020, nông dân trong xã đưa cây màu xuống chân ruộng lúa, với diện tích 14,55 ha; chuyển 28,8ha sang trồng lúa chất lượng cao tại 03 ấp Ba Sát, Bào Môn và Mồ Côi; chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò, với diện tích 0,5ha tại 03 ấp Bào Môn, Mồ Côi và Sa Văng; chuyển đất triền giồng, đất giồng tạp, đất bờ kênh ở 07 ấp, gồm: Ba Sát, Bào Môn, Mồ Côi, Sa Văng, Tà Rom A, Tà Rom B và La Bang Chùa, với diện tích 7,2ha sang trồng cỏ nuôi bò và trồng sả. Đồng thời, chuyển đổi từ hình thức nuôi tôm quảng canh sang mô hình nuôi thâm canh, với diện tích 6,6ha.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo xã chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 28/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và vệ sinh môi trường tại các đô thị, khu dân cư, trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”; hành động cải thiện cảnh quan, môi trường, chỉnh trang đô thị, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, huy động lực lượng, vận động Nhân dân thu gom rác thải, phát quang bụi rậm, trồng hoa cặp ven đường, sửa chữa đường nông thôn, làm cột cờ gắn đèn năng lượng mặt trời thấp sáng đường quê tại 02 ấp Mồ Côi và ấp Bà Nhì.
Ông Từ Việt Hùng, Bí thư Chi bộ ấp Bà Nhì phấn khởi cho biết, “ngay từ đầu năm, Chi bộ tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa – nông thôn mới (VH-NTM). Ban vận động ấp tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp chi hội đoàn thể, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 15 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mỗi hộ đều có cam kết đăng ký xây dựng gia đình VH - NTM”. Đến nay, toàn ấp có 97,9% hộ đạt chuẩn gia đình VH-NTM; năm 2020, Chi bộ ấp Bà Nhì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được trên công nhận ấp đạt chuẩn VH-NTM.
Trong 05 năm (2015 - 2020) triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện khó khăn, nhất là năm 2020, nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các ấp và Nhân dân trong xã tranh thủ thời cơ, phát huy tiềm năng, lợi thế, với tính tự lực cao đã đưa kinh tế - xã hội địa phương phát triển khá toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Đến nay, giá trị sản xuất đạt 350 triệu đồng/ha/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 44,4 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,8%.
Hiện, toàn xã có 2.940 hộ/3.079 hộ đạt 3 tiêu chuẩn gia đình VH-NTM, đạt 95,48% so tổng số hộ; có 06/10 ấp đạt chuẩn VH-NTM; xã đạt 14/19 tiêu chí NTM. Năm 2021, xã Đôn Châu tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất; tăng cường tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia XDNTM theo kế hoạch cụ thể, từng thời gian có phân định công việc cho từng ấp; những việc hộ dân phải thực hiện, những việc phải kết hợp giữa Nhà nước và Nhân dân cùng thực hiện. Phấn đấu đến đầu năm 2022, xã Đôn Châu xây dựng hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, lãnh đạo địa phương có tập trung dồn sức cho công tác trọng tâm, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, uốn nắn và phản ánh về trên kịp thời gắn với việc tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ, từ đó, kinh tế - xã hội của địa phương không ngừng phát triển. Được sự quan tâm của cấp trên đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, định hướng các mô hình kinh tế có hiệu quả, kịp thời hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất góp phần quan trọng cho việc tăng trưởng kinh tế của địa phương trong những năm qua và tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.
Bài, ảnh: HUỲNH NỔI
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.