20/07/2021 11:06
Cán bộ và người dân trong xã trồng cây trên Hương lộ 18 địa phận ấp Bình Tân, xã Hiệp Hòa - thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang.
Ông Trần Phước Hiền, Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa cho biết: hiện xã có 2.454 hộ với 11.063 nhân khẩu, trong đó có 1.392 hộ Khmer, với 5.624 nhân khẩu, chiếm 56,7% so tổng số hộ dân. Đến nay trên địa bàn xã còn 74 hộ nghèo, chiếm 3,02%, trong này có 14 hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, 60 hộ nghèo; 419 hộ cận nghèo. Phấn đấu từ nay đến cuối năm 2021 giảm 51 hộ nghèo, xã tiếp tục rà soát, lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ vốn tín chấp từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề đan đát giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi.
Đối với tiêu chí tổ chức sản xuất, xã sắp xếp bố trí vùng sản xuất thâm canh cây lúa sang mô hình lúa - tôm và lúa - màu hoặc trồng cỏ nuôi bò tập trung ở ấp Sóc Xoài, Sóc Chuối, Bình Tân; riêng vùng sản xuất lúa hữu cơ kết hợp với nuôi tôm ở ấp Bình Tân - Sóc Chuối, xã tiếp tục vận động người dân thực hiện chuyển đổi mở rộng sản xuất từ 30ha lên 50ha nhằm nâng cao giá trị sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy kinh tế gia đình và tăng thu nhập. Đối với tiêu chí môi trường, xã tập trung nâng chất các tuyến đường hoa hiện có và mở rộng trồng thêm một số tuyến đường nội ấp trên địa bàn; vận động người dân tham gia phát quang bụi rậm, chỉnh trang đô thị vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật, góp phần tạo mỹ quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.
Những tháng đầu năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhưng tình hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn xã đạt một số kết quả khả quan. Về trồng trọt, vụ lúa đông - xuân, năng suất đạt 08 tấn/ha, sản lượng đạt trên 5.376 tấn và xuống giống dứt điểm 1.100ha lúa hè - thu, đạt 100% chỉ tiêu nghị quyết. Về cây màu, xuống giống 1.240ha, đạt 77,06% chỉ tiêu nghị quyết. Ở lĩnh vực chăn nuôi phát triển khá ổn định, nhất là đàn bò sinh sản và bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, giá heo giống tăng cao nên khả năng tái đàn gặp nhiều khó khăn. Hiện tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã 35.609 con. Lĩnh vực nuôi thủy sản và khai thác nội đồng nuôi nhữ tôm cá tự nhiên đạt 89,82% chỉ tiêu nghị quyết, trong đó sản lượng nuôi thủy sản đạt 109,99%. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn xã có bước phát triển góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tổng giá trị đạt 32 tỷ đồng. Hệ thống thủy lợi gắn với kết cấu hạ tầng nông thôn đầu tư xây dựng, đảm bảo phục vụ đi lại và sản xuất của người dân trong vùng. Công tác giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và chính sách an sinh xã hội, dân tộc, tôn giáo luôn được quan tâm kịp thời.
Trong 06 tháng đầu năm 2021, các ngành đoàn thể xã giải ngân nguồn vốn tín chấp từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 6,295 tỷ đồng giúp 252 hộ vay phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Để đạt được mục tiêu này, xã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, cán bộ thực hiện tốt việc tập huấn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho người dân, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả; đồng thời đào tạo và giải quyết việc làm mới cho 275 lao động làm việc trong và ngoài tỉnh, đạt 106% chỉ tiêu nghị quyết; đi lao động có thời hạn ở nước ngoài 08 lao động, đạt 89% chỉ tiêu nghị quyết.
Với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế gắn với XDNTM của xã đã tạo thêm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bằng việc đưa các giải pháp đồng bộ trong phát triển kinh tế, đời sống của người dân trên địa bàn dần được nâng lên, người dân đã tích cực tham gia các phong trào, hoạt động khác của địa phương, nhất là phong trào XDNTM, Nhân dân đã tham gia hàng trăm ngày công lao động, đóng góp tiền, hiến đất để làm đường… với những việc làm đó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc.
Theo ông Trần Phước Hiền, thời gian tới, xã tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng màu, nuôi thủy sản theo kế hoạch; theo dõi tình hình xuống giống và mở rộng diện tích nuôi thủy sản, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả. Huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; vận động nhân dân duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường liên ấp, nội ấp, các cây nông thôn.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.