14/11/2023 08:09
Ông La Quốc Yên (trái), Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Châu Hưng và nông dân Nguyễn Văn Ngoãn, ấp Ngãi Lợi, xã Hưng Mỹ kiểm tra sinh trưởng của lúa sản xuất theo quy trình theo hướng hữu cơ.
Xã Hưng Mỹ nằm ven sông Cổ Chiên, diện tích tự nhiên 2.794ha, trong đó, đất nông nghiệp 1.699ha (trồng lúa 751ha, trồng màu 126ha, đất nuôi trồng thủy sản 110ha...), xã có 08 ấp, với 2.525 hộ, có 8.647 nhân khẩu. Với điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp và lực lượng lao động nông thôn là cơ sở để xã Hưng Mỹ triển khai xây dựng các mô hình kinh tế tập thể.
Đảng ủy chỉ đạo chính quyền, các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất. Nội dung tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị ở địa phương và thực tiễn với đời sống của Nhân dân; mục tiêu tuyên truyền cụ thể, phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Qua đó, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, các mô hình phù hợp với thực tế đã thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tham gia, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế, thúc đẩy địa phương xây dựng thành công các tiêu chí XDNTM nâng cao, tiến tới XDNTM kiểu mẫu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế điển hình trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân thông qua liên kết thành lập THT, HTX. Hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc họp dân vận động tham gia mô hình, tập huấn khoa học - kỹ thuật; vận động Nhân dân thay đổi thói quen canh tác theo lối cũ, kém hiệu quả... tứ đó nhận thức của Nhân dân ngày càng được nâng cao, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương phát triển kinh tế tập thể, xây dựng đời sống mới.
Đến nay, xã Hưng Mỹ đã phát triển được 32 THT, với 779 thành viên tham gia hoạt động với nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, như: mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ 232ha, của 267 hộ tham gia; tổ trồng mai vàng; trồng dừa kết hợp nuôi thủy sản; mô hình nuôi chồn hương; vườn kết hợp với trồng dừa sáp 1,1ha; nuôi cá chình 0,6ha; trồng màu trong nhà lưới 0,5ha; trồng màu tưới nước tự động 1,2ha... phát triển HTX nông nghiệp, với 63 thành viên, hoạt động có hiệu quả.
Hầu hết, các mô hình đều thực hiện hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao, trung bình trên 150 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, sản phẩm Gạo hạt ngọc Châu Long của HTX Nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Châu Hưng được công nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao và đang hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định công nhận 01 sản phảm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao.
Đồng chí Dương Thị Kim Phượng, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Mỹ đánh giá cao mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ ấp Ngãi Lợi, tổ trồng mai vàng ấp Rạch Giữa, trồng dừa kết hợp nuôi thủy sản ấp Cồn Cò.
Từ năm 2020, ấp Ngãi Lợi thực hiện mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ và đã phát triển đến nay đạt 142/166ha diện tích trong toàn ấp. Nông dân Trương Ngọc Thanh là người tiên phong tham gia thực hiện mô hình, bộc bạch: thực hiện mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ có nhiều thuận lợi so với sản xuất lúa dùng phân hóa học, như: chi phí thấp; năng suất, giá lúa cao; giữ được phù sa cho và đất tơi xốp.
Ông La Quốc Yên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Châu Hưng cho biết: HTX đầu tư giống lúa (0M4900, OM576, ST25), phân hữu cơ, quy trình sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân đến sau thu hoạch mới thu hồi vốn đầu tư, không tính lãi. Mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ năm 2023, HTX liên kết phát triển ra các xã Long Hòa, Hòa Minh (huyện Châu Thành) 50ha và xã Tân Hiệp, Long Hiệp (huyện Trà Cú) 100ha.
Phát huy tốt vai trò phát triển kinh kết tập thể, xã Hưng Mỹ tiếp tục chuyển giao khoa học - kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, vận động Nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế hợp tác, HTX, sản xuất theo mô hình tập trung, theo quy hoạch từng vùng. Thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp, phối hợp các ngành chức năng hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ nông dân, THT, HTX liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP chủ lực của xã. Phối hợp với các ngành chức năng tư vấn, hỗ trợ quy trình thành lập mới HTX, nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả. Chú trọng công tác phát triển các các mô hình hoạt động hiệu quả của THT, HTX. Tập trung xây dựng mô hình sản xuất gắn với du lịch sinh thái. Xây dựng thương hiệu chủ lực của xã, bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Mời gọi các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Bài, ảnh: HUỲNH NỔI
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.