07/09/2021 16:15
Long Vĩnh là xã đầu tiên của huyện Duyên Hải đạt được thành tích này. Để đạt được thành tích này, Đảng bộ, Nhân dân Long Vĩnh đã tập trung nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí, cụ thể là phát triển kinh tế - xã hội.
Tuyến đê bao quốc phòng đã được láng nhựa, là trục giao thông chính giúp người dân đi lại và vận chuyển nông sản, hàng hóa dễ dàng.
Xã Long Vĩnh có 10 ấp, với 3.351 hộ, 12.248 nhân khẩu; hiện chỉ còn 73 hộ nghèo, chiếm 2,17% so với tổng số hộ chung của xã. Trước đây, người dân ở các ấp ven biển, nơi tuyến đê bao quốc phòng hiện hữu, cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn là vùng ngập mặn, chưa được quy hoạch, người dân sống bằng nghề khai thác hải sản tự nhiên là chính. Sau khi tuyến đê được đầu tư xây dựng (1993-1995), lúc đầu là đường đất, nên vẫn chưa phát huy hiệu quả. Qua nhiều lần nâng cấp, từ đổ đá dăm, đal đến nay được nhựa hóa, tuyến đê bao nằm ven tuyến bờ biển, vừa là trục giao thông chính của người dân nơi đây, vừa có ý nghĩa về kinh tế, vừa là tuyến đê quốc phòng quan trọng. Đặc biệt, tuyến đê trở thành động lực giúp người dân Long Vĩnh phát triển nhanh và bền vững về kinh tế.
Tuyến đê bao dài 15km, đi qua 04 ấp: Giồng Bàn, Cái Cối, La Ghi và Vàm Rạch Cỏ. Với 1.474 hộ. Ông Cao Chính Thức, ngụ ấp Cái Cối, xã Long Vĩnh cho biết, sau khi xác định vùng đê quốc phòng có thế mạnh là nuôi thủy sản, ông quyết định đầu tư 01/03 ao để nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức siêu thâm canh, mật độ cao. Vụ vừa qua, ông đã lời hơn 100 triệu đồng. Hiện ông tiếp tục đầu tư thêm 02 ao để nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức siêu thâm canh. Hiện nay, ở tuyến đê quốc phòng, phong trào nuôi tôm của nông dân rất rầm rộ, bước đầu đã tạo hiệu quả. Đây là tín hiệu vui cho định hướng phát triển kinh tế, mà nuôi thủy sản là mũi nhọn của người dân các ấp ven biển thuộc xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải.
Trao đổi cùng chúng tôi, ông Trần Thanh Phong, Công chức Nông nghiệp xã Long Vĩnh cho biết: 06 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn xã có 2.753 lượt hộ thả nuôi 160,5 triệu con giống tôm sú, diện tích 1.984,7ha; tôm thẻ chân trắng, có 634 hộ thả nuôi 209,9 triệu con giống, diện tích 214,8ha; cua biển, có 2.916 lượt hộ thả nuôi 26,1 triệu con giống, diện tích 1.938ha, sản lượng thu hoạch 741 tấn, đạt 51,1% kế hoạch năm.
Ngoài ra, nông dân Long Vĩnh còn thu hoạch tôm cá các loại, sản lượng thu hoạch 856 tấn, đạt 53,5%. Vọp, sản lượng thu hoạch 12 tấn, đạt 60%. Khai thác, đánh bắt, toàn xã có 42 hộ làm nghề khai thác biển, đến nay khai thác được 943 tấn, đạt 56,8%. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác, đánh bắt trong 06 tháng đầu năm 2021 của Long Vĩnh đạt 5.690 tấn, đạt 53,5%, so với cùng kỳ, tăng 1.174 tấn. Trong đó, nuôi trồng 4.747 tấn; khai thác, đánh bắt 943 tấn. Riêng nông dân ở 04 ấp thuộc tuyến đê bao quốc phòng đóng góp rất lớn về diện tích nuôi cũng như sản lượng cho xã.
Với những kết quả đạt được, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, đồng thời, thực hiện phương châm vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế, các ngành chuyên môn, UBND xã Long Vĩnh sẽ theo dõi nắm tình hình xuống giống, dịch bệnh, phát triển và thu hoạch của người dân, kết hợp cán bộ hỗ trợ địa bàn tăng cường công tác tư vấn kỹ thuật cho các hộ nuôi nhất là hộ nuôi tôm thâm canh mật độ cao, hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm cho người dân, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; vận động Nhân dân chuyển đổi sản xuất, tập trung xây dựng mặt hàng chủ lực của xã, xây dựng tổ hợp tác và phát triển doanh nghiệp đạt chỉ tiêu. Tranh thủ đề nghị trên nâng cấp lưới điện theo quy hoạch để phục vụ sản xuất, nhất là đáp ứng nhu cầu nuôi tôm công nghiệp, nuôi theo hình thức siêu thâm canh mật độ cao.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.