19/01/2024 09:17
Hội viên nông dân Kim Ni, ấp Chà Dư, xã Lương Hòa A chăm sóc cây cải bông trồng trên đất được chuyển đổi sản xuất tăng thu nhập trên cùng diện tích.
Nhìn chung, hội viên nông dân rất phấn khởi với những chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo trong hội viên. Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của trực tiếp của Đảng ủy, sự điều hành của UBND và Hội Nông dân xã, từ đó, hội viên nông dân luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Để tạo điều kiện cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã Lương Hòa A tích cực lãnh đao, chỉ đạo thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp. Trong năm, Hội đã sắp xếp hội viên mới vào 04 tổ hội nghề nghiệp, với 110 hội viên tham gia. Trong đó, có 02 tổ chăn nuôi bò sinh sản, 01 tổ trồng màu và 01 tổ trồng lúa, đạt 100% kế hoạch. Nâng đến nay, toàn xã có 68 tổ hội nghề nghiệp, với 1.167 hội viên tham gia (22 tổ trồng màu, 15 tổ trồng lúa, 01 tổ trồng bưởi, 30 tổ nuôi bò).
Đặc biệt, Hội thành lập 02 tổ hội nghề nghiệp kiểu mẫu chăn nuôi bò sinh sản, với 36 thành viên, đạt 100% kế hoạch, nâng đến nay, có 16 tổ hội nghề nghiệp kiểu mẫu, có 291 hội viên tham gia. Từ đó, phát triển 02 tổ hợp tác trên cơ sở tổ hội nghề nghiệp, với 14 thành viên tham gia, đạt 100% kế hoạch, nâng đến nay, có 07 tổ hội nghề nghiệp, với 80 hội viên tham gia. Trên địa bàn xã có 01 Chi hội nghề nghiệp trồng màu trong nhà màng, nhà lưới áp dụng công nghệ cao xã Lương Hòa A (trồng dưa lưới), với 17 thành viên tham gia, diện tích 0,85ha. Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại ấp Hòa Lạc A được các địa phương trong và ngoài huyện đến tham quan, học tập kinh nghiệm.
Chỉ đạo các chi hội phát động đăng ký phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, trong năm, có 794 hội viên đăng ký, đạt 100% kế hoạch. Kết quả cuối năm, bình xét hộ đạt nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp được 433 hộ, đạt 55,79% so phát động.
Hội tăng cường vận động nông dân phát triển nông nghiệp, XDNTM, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững. Xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, Hội không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.
Thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện về việc chỉ đạo xây dựng mô hình kinh tế, kinh tế hợp tác và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân năm 2023 với mô hình trồng màu trong nhà màn áp dụng công nghệ cao. Ngoài ra, trên địa bàn có 03 hội viên là doanh nghiệp bán vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp có 793 hội viên tham gia. Đến nay, đã bố trí được 210 thùng chứa “Vỏ chai, bao bì thuốc BVTV” trên địa bàn 07/07 ấp.
Để tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế chô hội viên, Hội không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ dịch vụ, dạy nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong năm, Hội vận động 23 hội viên thực hiện mô hình trồng chanh không hạt xuất khẩu và ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với diện tích 15,42ha. Được Hội cấp trên quan tâm và tạo điều kiện giải ngân vốn Qũy Hỗ trợ nông dân thực hiện “Mô hình trồng chanh không hạt” đối với 14 hội viên, số tiền 500 triệu đồng. Bên cạnh, lập danh sách đề nghị Hội cấp trên hỗ trợ từ nguồn NTM của tỉnh giúp hộ thực hiện mô hình trồng chanh không hạt xuất khẩu hưởng chính sách hỗ trợ vật tư phục vụ sản xuất.
Ấp Hòa Lạc A có diện tích nông nghiệp 378ha. Những năm gần đây, nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất sản xuất hiệu quả, mang lại kinh tế. Mô hình kinh tế tập thể được các đoàn thể quan tâm phát triển. Hiện, toàn ấp 120/550 hộ sản xuất, kinh doanh tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã, chiếm gần 22%. Có 10 tổ hợp tác sản xuất lúa chất lượng cao, trồng rau an toàn và và chăn nuôi bò, có 182 hộ tham gia, với 129,3ha diện tích sản xuất.
Ông Thạch Minh Cảnh, Trưởng Ban nhân dân ấp Hòa Lạc A, cho biết: năm 2023, trên địa bàn ấp có 08 hộ hội viên nông dân tham gia tổ hợp tác trồng chanh không hạt, với diện tích 4,2ha. Hiện chanh đang phát triển tốt. Đây là bước đột phát trong chuyển đổi sản xuất của địa phương.
Bên cạnh, Hội Nông dân xã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất, với tổng nguồn vốn Hội đang quản lý 1,2 tỷ đồng, với 29 hội viên vay thực hiện 03 dự án (chăn nuôi bò sinh sản, trồng màu trong nhà màng áp dụng công nghệ cao, trồng chanh không hạt xuất khẩu).
Nhìn chung, hội viên rất phấn khởi khi được tiếp cận vốn. Trên địa bàn xã có 03 hội viên là doanh nghiệp cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống trong sản xuất nông nghiệp đầu tư cho hội viên nông dân sản xuất không tính lãi đến cuối vụ cho 793 hội viên, số tiền 4,75 tỷ đồng.
Đồng thời, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đối với chi hội trồng màu áp dụng công nghệ cao. Phối hợp chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân ứng dụng việc sản xuất, tạo điều kiện giúp nông dân sản xuất theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, nâng cao giá trị hàng hóa nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho hội viên nông dân.
Đồng chí Thạch Chanh Thi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Hòa A cho biết: Hội tập trung chỉ đạo các chi hội tổ chức phát động và bình xét nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đạt chuẩn theo quy định; tiếp tục tuyên truyền, vận động giúp đỡ hộ hội viên nghèo, vượt khó thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Vận động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh; hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển kinh tế tập thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Năm 2023, hội viên, nông dân xã Lương Hòa A gieo trồng 1.490ha lúa, năng suất bình quân 6,5 tấn/ha, trong đó, có trên 85% diện tích trồng lúa chất lượng cao. Đối với cây màu, xuống giống 335,8ha, đưa cây màu xuống chân ruộng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất kém hiệu quả sang trồng màu, như: dưa leo, khổ qua, bầu, bí, ớt... được phát triển rộng các ấp trên địa bàn xã.
Bên cạnh, phát triển đàn gia cầm 35.900 con. Công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được quan tâm, định kỳ được tiêm phòng vaccine và tiêu độc, sát trùng chuồng trại theo quy định.
Bài, ảnh: HUỲNH NỔI
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.