30/06/2020 07:19
Nông dân Trần Văn Sơn, ấp Bến Kinh, xã Mỹ Long Bắc chăm sóc ớt chỉ thiên.
Ông Dương Văn Đởm, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Long Bắc cho biết: đối với tiêu chí trường học, qua rà soát xã có 02/03 trường học có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia, Trường Tiểu học Mỹ Long Bắc và Trường THCS Mỹ Long Bắc, còn Trường Mẫu giáo Mỹ Long Bắc chưa đạt do thiếu diện tích đang đề nghị về trên xin hỗ trợ. Còn tiêu chí y tế chưa đạt do công tác vận động hộ tham gia bảo hiểm y tế còn khó khăn, một số ít hộ chưa tự nguyện tham gia.
Song song đó, trong 06 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng hạn, mặn xâm nhập, dịch bệnh Covid-19, việc sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là về giá bán nông sản giảm mạnh, mặt khác một số lao động nông thôn thất nghiệp do giãn cách xã hội, công ty, doanh nghiệp ngừng hoạt động đã ảnh hưởng đến thu nhập của Nhân dân. Từ đó, việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân chưa cao. Trên cơ sở đó, xã tập trung quyết liệt vận động và tạo mọi điều kiện cho người dân tự nguyện tham gia mua bảo hiểm y tế và đạt chuẩn xã NTM nâng cao vào đầu tháng 7/2020. Riêng đối với tiêu chí nước sạch, đa phần các hộ dân có nhu cầu sử dụng nước sạch thì nhà ở xa đường ống dẫn nước như khu vực Giồng Chùa, đoạn cuối Giồng Giữa và Giồng Nổi thuộc ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc.
Từ khi đạt chuẩn xã NTM vào năm 2015, diện mạo vùng quê Mỹ Long Bắc đã có nhiều thay đổi, đời sống của Nhân dân ngày càng nâng lên, từ đó người dân rất phấn khởi và tin tưởng hơn vào chủ trương, đường lối của Đảng. Đây chính là tiền đề, là cơ sở để địa phương đăng ký phấn đấu xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Qua rà soát, các tiêu chí NTM nâng cao, tiêu chí phát triển sản xuất luôn được địa phương quan tâm thực hiện. Hiện xã đã và đang tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng cho trồng trọt và chăn nuôi.
Đặc biệt, xã khuyến khích người dân chú trọng sản phẩm chủ lực là cây đậu phộng, bởi đây là cây trồng có đầu ra ổn định và địa phương có cơ sở thu mua và xuất thô sang thị trường Trung Quốc và các tỉnh trong nước, lợi nhuận khá, còn góp phần cải tạo chất dinh dưỡng cho đất, giải quyết việc làm cho lao động địa phương trong thời gian xuống giống và thu hoạch.
Trong sản xuất nông nghiệp, Mỹ Long Bắc là một trong những địa phương đột phá mạnh trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hiện xã đã hình thành khá rõ nét các vùng sản xuất hàng hóa, trong đó vùng thâm canh cây màu cho hiệu quả kinh tế cao như dưa hấu, bí đỏ, đậu phộng, ớt chỉ thiên,… tập trung ở các ấp Hạnh Mỹ, Bến Cát, Bến Kinh, Mỹ Thập,… lợi nhuận bình quân đạt từ 80 - 150 triệu đồng/ha.
Nông dân Trần Văn Sơn, ấp Bến Kinh, xã Mỹ Long Bắc là một trong những hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất lúa sang trồng màu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao gần 10 năm qua, lợi nhuận đạt 60- 80 triệu đồng/ha. Ông Sơn cho biết: trồng màu ứng dụng khoa học- kỹ thuật, vừa tiết kiệm thời gian và công chăm sóc, còn nâng cao năng suất cây trồng. Với hơn 0,4ha đất canh tác, trong đó, tôi trồng thâm canh cây màu chủ yếu dưa leo, ớt chỉ thiên, còn 0,3ha trồng luân canh 01 vụ lúa- 02 vụ màu, lợi nhuận bình quân 25- 35 triệu đồng/vụ mùa màu, tùy theo mùa và theo giá.
Có thể nói, diện mạo NTM nâng cao của Mỹ Long Bắc đang dần hiện hữu, kết cấu hạ tầng ngày càng khang trang, nhiều tuyến đường hoa hình thành tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, tạo động lực thúc đẩy khu vực nông thôn phát triển. Đến nay, xã có 10,9km đường liên xã được nhựa hóa, 18km đường ngõ xóm không còn lầy lội.
Cơ sở vật chất văn hóa đảm bảo khu vui chơi cho người dân trong xã. Chợ xã với tổng diện tích 1.320m2 đáp ứng các tiêu chí của xã NTM nâng cao. Tính đến cuối tháng 6/2020, xã thuần nông này đã huy động trên 3,38 tỷ đồng thực hiện các tiêu chí. Mục tiêu từ nay đến cuối năm 2020, xã tiếp tục vận động xây dựng 23 căn nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở; nâng thu nhập bình quân lên 60 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 02%.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.