06/10/2021 17:30
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đời sống người dân gặp khó khăn. Hiện, tình hình dịch bệnh đã được cơ bản kiểm soát, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân chăm lo phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
Ông Thạch Preng trao đổi cùng công chức UBND xã Thanh Sơn về đời sống và hoạt động Sêne Đôlta của người dân trong ấp.
Trong 09 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn xã Thanh Sơn ước đạt 172,8 tỷ đồng; trong đó, nông nghiệp 98,4 tỷ đồng, thủy sản 18,4 tỷ đồng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 16,4 tỷ đồng, xây dựng 16 tỷ đồng, dịch vụ và thương mai 23,6 tỷ đồng.
Ông Lâm Văn Lẹ, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết, vừa qua, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống của người dân Thanh Sơn, toàn xã thực hiện cách ly y tế tập trung khoảng 01 tháng, đời sống người dân càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều tổ chức, cá nhân, công tác an sinh xã hội của xã thực hiện tốt. Qua đó, vận động trên 2.400 phần quà (trị giá 720 triệu đồng) hỗ trợ người dân. Ngoài ra, hỗ trợ trên 30,3 tấn gạo có 2.022 người (665 hộ) từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Song song đó, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, xã đã tổ chức 03 đợt hỗ trợ cho gần 1.000 đối tượng khó khăn, với kinh phí 1,47 tỷ đồng. Xã đang rà soát đối tượng và trình cấp trên phê duyệt, hỗ trợ theo quy định.
Hiện nay, dịch bệnh đã được kiểm soát, người dân tập trung phát triển sản xuất, chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện các tiêu chí XDNTM. Việc lao động, sản xuất của người dân bắt đầu lại, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, sẽ dần ổn định đời sống. Tuy nhiên, kinh tế địa phương vẫn còn không ít khó khăn, bởi ngoài sản xuất nông nghiệp, số lượng lớn người dân trong xã đi làm công nhân tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, nên hiện nay vẫn còn thất nghiệp, ảnh hưởng đến thu nhập gia đình. Qua nắm thông tin, xã có 685 công nhân đi làm ngoài tỉnh đã về địa phương (08 hộ nghèo, 58 hộ cận nghèo) chưa có việc làm ổn định, cần hỗ trợ, tạo việc làm, ổn định cuộc sống.
Lễ Sêne Đôlta năm nay, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người dân đã ý thức cao trong hạn chế các hoạt động tập trung đông người. Ông Thạch Preng, người có uy tín trong vùng đồng bào Khmer ấp Giồng Ông Thìn chia sẻ: ấp Giồng Ông Thìn có trên 300 hộ, khoảng 98% đồng bào Khmer. Những năm gần đây, đời sống người dân trong ấp cũng như xã Thanh Sơn phát triển, nhiều người có việc làm ổn định tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Năm nay, dịch bệnh nhiều người thất nghiệp, cuộc sống quay lại khó khăn. Tuy nhiên, được tuyên truyền, mọi người đều ý thức, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Năm nay, chúng tôi trao đổi cùng nhau, chia khu vực dân cư thành 06 nhóm, mỗi ngày sẽ có một nhóm vài người vào chùa nấu thức ăn dâng lên các vị sư và cúng ông bà theo phong tục. Các vị sư khi hành lễ cũng đảm bảo khoảng cách an toàn theo khuyến cáo “5K”.
Tuy Thanh Sơn từng là điểm nóng về dịch bệnh Covid-19, với 37 ca F0 nhưng chủ yếu tập trung tại Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong, rất ít trong cộng đồng. Hiện nay, dịch bệnh được kiểm soát, ý thức người dân về phòng, chống dịch bệnh cũng được nâng cao. Tin tưởng rằng, người dân Thanh Sơn sẽ nỗ lực chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tiếp tục thực hiện tốt các quy định, khuyến cáo của ngành y tế, chính quyền địa phương, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và ảnh hưởng đến tiến độ XDNTM tại địa phương. Những tháng cuối năm, xã tiếp tục định hướng người dân chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, quan tâm chăm lo cuộc sống người dân, tạo động lực giúp Nhân dân vươn lên, cùng địa phương thực hiện đạt các tiêu chí XDNTM.
Bài, ảnh: NGỌC XOÀN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.