04/11/2020 10:00
Đàn bò sinh sản của gia đình ông Kim Sô Phone.
Là xã nghèo của huyện Cầu Ngang, đồng bào Khmer chiếm trên 70% dân số toàn xã, những năm qua hộ Khmer nghèo xã Trường Thọ được ưu đãi nhiều chính sách nên đời sống ngày càng nâng lên. Đặc biệt, 03 năm gần đây được nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ ND Trung ương, các hộ dân đã mạnh dạn mua thêm bò, xây chuồng, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.
Bà Trần Thị Hồng Gấm, Phó Chủ tịch Hội ND xã Trường Thọ cho biết: hiện xã có 1.543 hội viên ND, trước đây kinh tế gia đình của hội viên gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, trong khi vốn đầu tư để nuôi bò lớn, nên việc mở rộng quy mô chăn nuôi khó khăn, chủ yếu nuôi giống bò địa phương, trọng lượng nhỏ, sản lượng thịt thấp, sản xuất ở quy mô nhỏ, do đó hiệu quả và thu nhập kinh tế chưa cao.
* Gia đình ông Thạch Na: trước đây là hộ cận nghèo nay đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo ông Thạch Na, trước đây kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào 0,8ha lúa, lợi nhuận bấp bênh nên đời sống khó khăn. Được sự hỗ trợ của Hội ND xã, gia đình ông tiếp cận vốn vay 30 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ ND Trung ương đầu tư mua 02 con bò sinh sản về nuôi, gần 03 năm bò sinh sản được 02 con, đến nay ông đã bán 02 con và trả dứt nợ. Ngoài phát triển đàn bò nuôi, ông chuyển đổi 0,2ha đất trồng lúa sang trồng rau cải các loại 04 đợt/năm, mỗi đợt lợi nhuận từ 08 - 10 triệu đồng. * Gia đình nông dân Kim Sô Phone, được hỗ trợ vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ ND Trung ương 30 triệu đồng mua 02 con bò cả mẹ lẫn con về nuôi, mỗi năm bò sinh sản tốt, bò đực xuất bán, bò cái để sinh sản. Đến nay, đàn bò đã sinh sản thêm 04 con, vừa qua ông Phone đã bán 02 con trả nợ Quỹ Hỗ trợ ND Trung ương. |
Từ tình hình thực tiễn và nguyện vọng của hội viên, Hội ND xã Trường Thọ đã đề nghị Hội cấp trên tạo điều kiện bố trí nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ ND Trung ương giúp 10 hộ vay, bình quân 30 triệu đồng/hộ, lãi suất ưu đãi, góp phần khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực để hội viên ND mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND đã tác động tích cực đã giúp hội viên ND khai thác tiềm năng, lợi thế của gia đình và địa phương. Sau 30 tháng sử dụng vốn, tổng đàn bò của THT tăng từ 10 lên 30 con, chất lượng đàn bò cải thiện theo hướng bò lai, đạt 100%.
Từ kết quả bước đầu về nuôi bò, cùng với việc trồng lúa, màu đến nay 10 hộ dân của THT ấp Cós Xoài có thu nhập ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, góp phần vào công tác vận động xây dựng THT đạt hiệu quả cao hơn, đến nay, toàn xã có 4.900 con bò. Song song đó, trong 10 tháng đầu năm 2020, Hội phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện tái đầu tư và đầu tư mới cho 108 hộ vay, với số vốn 2,993 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ đến nay 16,217 tỷ đồng.
Để góp phần thực hiện hiệu quả việc xây dựng THT thời gian tới, Hội ND xã tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong hội viên ND các loại hình phát triển kinh tế tập thể. Tăng cường tư vấn, hướng dẫn THT phát triển theo hướng bền vững, mở rộng quy mô sản xuất phù hợp với quy mô, phương thức hoạt động. Phối hợp hỗ trợ nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất của các THT. Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực trong quản lý, điều hành các THT; kiến thức về hợp tác xã cho các thành viên. Kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình THT điển hình, hoạt động hiệu quả cao, có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế địa phương.
Theo ghi nhận của chúng tôi, phát triển đàn bò là giải pháp quan trọng trong mục tiêu cải thiện sinh kế, tăng thu nhập giảm nghèo cho những hộ có ít đất sản xuất và thiếu vốn canh tác. Hiện, chăn nuôi trên địa bàn huyện Cầu Ngang đang chuyển phát theo hướng nông trại, trang trại, mặc dù giá thị trường từng lúc thiếu ổn định, dịch bệnh xảy ra nhưng các loại vật nuôi chính vẫn được giữ vững và phát triển.
Nhờ thực hiện tốt các chương trình cải thiện chất lượng đàn bò địa phương nên tỷ lệ đàn bò lai trên địa bàn huyện tăng đáng kể, nâng cao thu nhập, giúp người dân thoát nghèo, đời sống nâng cao. Hiện toàn huyện có 55.000 con bò, tăng 4.000 con so với cùng kỳ. Có thể nói, xu hướng nuôi bò hiện nay của ND trong huyện là bò sinh sản và bò vỗ béo. Số lao động phục vụ trong chăn nuôi đáp ứng đầy đủ điều kiện phát triển đàn bò trên địa bàn, giải quyết lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.