13/03/2021 14:19
Ông Thạch Ngọc Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Thọ tham quan vườn bưởi da xanh của gia đình ông Lâm Văn Đực, ấp Nô Pộk.
Trường Thọ là xã nghèo thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm trên 70% dân số. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống của các hộ gia đình còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo khá cao khoảng 9,56%, chính vì thế việc triển khai thực hiện XDNTM của xã Trường Thọ còn nhiều khó khăn.
Theo ông Trần Vân Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Trường Thọ, năm 2020, xã đã đẩy mạnh huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã ngày càng đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng. Quan tâm đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng về giao thông, điện để đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất và XDNTM. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất. Quan tâm chăm sóc giúp đỡ người tàn tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ kịp thời những người có hoàn cảnh đặc biệt, bị thiên tai... tập trung thực hiện công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm cho Nhân dân, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo, giảm nghèo và các chính sách đối với người nghèo. Quan tâm thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tăng cường công tác xuất khẩu lao động, xem đây là hoạt động vừa giải quyết việc làm cho lao động, vừa tạo điều kiện để người dân tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, làm giàu chính đáng và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của xã. Trong năm, xã vận động 367 triệu đồng để tặng quà cho hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống; xây dựng 09 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo; giải quyết việc làm 245 lao động, đạt 101% so với chỉ tiêu Nghị quyết, giới thiệu và xuất khẩu 18 lao động làm việc ở nước ngoài; thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng/người/năm; củng cố và xây dựng đạt 14/19 tiêu chí, đề nghị công nhận 04 ấp văn hóa - nông thôn mới, 2.278/2.450 hộ đạt gia đình văn hóa - NTM.
Song song đó, xã đầu tư phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững gắn với công nghiệp hóa hiện đại hóa. Mở rộng diện tích cây màu ở những nơi có điều kiện, tập trung vào những cây có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung và an toàn về dịch bệnh, chú trọng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Được biết, năm 2020, sản xuất cây lúa đạt 100% Nghị quyết, năng suất bình quân đạt 06 tấn/ha, sản lượng đạt 20.988 tấn, đạt 163%, cây màu xuống giống 658ha. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tuy tiến độ tái đàn chậm so với nhu cầu do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi nên tổng đàn gia súc hiện có 7.481 con, gia cầm 66.600 con. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông và thủy lợi được quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của Nhân dân.
Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đồng thời đổi mới, thực hiện tốt công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Theo ông Trần Vân Sơn, để xây dựng thành công xã NTM vào cuối năm 2021, xã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp và phát triển nông thôn, chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp, từ số lượng sang chất lượng gắn với chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM. Huy động các nguồn lực để thực hiện các tiêu chí. Tập trung chỉ đạo củng cố và nâng chất các tiêu chí đã đạt, phấn đấu cuối năm 2021 hoàn thành 19/19 tiêu chí. Quan tâm xây dựng các nội dung, tiêu chuẩn ấp, hộ văn hóa nông thôn mới, trong năm xây dựng 02 ấp văn hóa - nông thôn mới (ấp Cós Xoài, Giồng Dầy), tạo việc làm mới 235 lao động, giảm 188 hộ nghèo. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành nghề ở nông thôn, giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập cho Nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình thương mại - dịch vụ, vận chuyển các hộ kinh doanh đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp, đảm bảo giao lưu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống Nhân dân. Thực hiện tốt việc sắp xếp lại trật tự mua bán khu vực chợ, trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ, thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, phòng chống hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại nhằm bảo vệ tốt người tiêu dùng và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, đúng phát luật.
Bài, ảnh: MỸ NHÂN
Những năm trước đây, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú còn hạn chế, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, trong tiến trình XDNTM, cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó, quan tâm đầu tư nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, từ đó tác động tích cực đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.