21/04/2023 09:50
1. Chế độ ăn uống nghèo nàn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, có thể ngăn chặn hầu hết các nguy cơ tim mạch bằng cách hành động dựa trên các yếu tố rủi ro về hành vi.
Trong số các yếu tố rủi ro, mức tiêu thụ nicotin cao, thiếu hoạt động thể chất cũng như chế độ ăn uống sai cách là những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch. Tiêu thụ các sản phẩm quá béo, quá mặn hoặc quá ngọt sẽ gây ra những hậu quả ghê gớm đối với sức khỏe của chúng ta.
Do đó, để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, WHO khuyến nghị mọi người nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn và tăng cường tiêu thụ trái cây và rau quả.
2. Những loại thực phẩm nên tránh để bảo vệ trái tim của bạn
Tiến sĩ Elizabeth Klodas, bác sĩ tim mạch và là người sáng lập Step One Foods đưa ra lời khuyên về những loại thực phẩm bạn nên tránh để có một trái tim khỏe mạnh. Chuyên gia tim mạch đã chia sẻ danh sách 5 loại thực phẩm nên hạn chế, cũng như các lựa chọn thay thế mà cô ấy khuyên để chăm sóc trái tim của mình.
2.1 Bánh mì trắng
Tiến sĩ Elizabeth Klodaslưu ý bạn không nên ăn quá nhiều bánh mì, vì loại thực phẩm này chứa rất nhiều natri. Tiêu thụ nhiều natri có thể gây tăng huyết áp, là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.
Tiến sĩ Elizabeth Klodas đưa ra lựa chọn thay thế là những lát bánh mì nguyên cám, chứa tối đa hạt. Chất xơ trong bánh mì nguyên cám giúp hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ tốt cho việc giảm cân và hỗ trợ giảm nguy cơ phát triển các bệnh như đái tháo đường hoặc bệnh tim mạch.
2.2 Bơ thực vật
Hãy cẩn thận, bơ thực vật không phải là sự thay thế lý tưởng cho bơ như những lời quảng cáo. Thật vậy, loại bơ thực vật được tìm thấy trong siêu thị thường được làm bằng dầu cọ. Tiến sĩ Elizabeth Klodas cảnh báo thành phần này có lượng chất béo bão hòa cao có thể làm tăng cholesterol của bạn.
Bơ thực vật có thể làm tăng huyết áp và tăng mức cholesterol... đây được biết đến là các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh tim mạch. Sẽ tốt hơn nếu ưu tiên bơ thực vật làm từ dầu ô liu hoặc dầu hạt lanh.
2.3 Sữa bò
Hầu hết các sản phẩm sữa là nguồn axit béo bão hòa đáng kể. Không phải tất cả các loại sữa đều phù hợp, nhất là đối với những người đang mắc bệnh tim.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 1 cốc sữa bò hữu cơ hữu cơ có 146 calo, 5g chất béo bão hòa và 24mg cholesterol. Chất béo bão hòa là thủ phạm làm tăng cholesterol xấu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chuyên gia tim mạch Klodas khuyến cáo, thay thế sữa bò bằng các đồ uống có nguồn gốc từ thực vật như sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành vì chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa có lợi cho tim.
Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi có thể thay thế nguồn canxi từ sữa như bông cải xanh, quả cam và cá hồi,…
2.4 Soda "ăn kiêng"
Tiến sĩ Elizabeth Klodas lưu ý soda có hại cho sức khỏe của bạn, kể cả các đồ uống được gắn mác "ăn kiêng". Ví dụ, "chất làm ngọt nhân tạo" được tìm thấy trong các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các protein quan trọng giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh béo phì và đái tháo đường. Chuyên gia cho biết, sẽ tốt hơn nếu uống trà xanh hoặc các loại trà thảo mộc.
2.5 Một số loại granola
Theo TS. Elizabeth Klodas, một số loại granola (sản phẩm ngũ cốc hỗn hợp nguyên hạt) có chứa đường bổ sung, chất làm ngọt nhân tạo và các thành phần có hại cho sức khỏe khác như dầu cọ.
Tiến sĩ Elizabeth khuyên bạn nên thay thế các thanh granola bằng bột yến mạch với trái cây tươi và/hoặc khô cho bữa sáng và các loại hạt thô cho bữa ăn nhẹ.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Sáng 24/11, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Hội thảo góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt về áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường; phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em.