17/01/2023 09:51
Thói quen thường thấy ở nhiều người đó là sau khi ăn cam quýt chúng ta đều vứt bỏ vỏ trong khi vỏ cam quýt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Lý do là bởi trong vỏ cam quýt có chứa chất phytochemical và hàm lượng vitamin C, bioflavonoids, liminene và kali... rất cần thiết cho cơ thể.
1. Sử dụng vỏ cam quýt để có làn da khỏe mạnh và sáng mịn
Tất cả chúng ta đều biết những lợi ích tuyệt vời mà trái cây họ cam quýt mang lại cho làn da. Thông thường, sau khi chiết xuất nước ép từ các loại trái cây có múi như chanh và cam, hầu hết chúng ta có xu hướng vứt bỏ vỏ. Những lớp vỏ đó không kém phần lợi ích so với chính trái cây.
Theo BS. Trần Hằng (Khoa Da liễu - Bệnh viện Thanh Nhàn), vỏ cam quýt không chỉ giúp có được làn da khỏe mạnh và sáng mịn mà còn làm sáng tông màu da, giảm các dấu hiệu lão hóa và điều trị mụn trứng cá. Đó là do lượng vitamin C, chất chống oxy hóa và khoáng chất dồi dào trong vỏ cam quýt. Vỏ cam quýt được dùng để phục vụ nhiều mục đích chăm sóc da, nếu được sử dụng đúng cách. Có thể sử dụng vỏ cam quýt dưới dạng mặt nạ, tẩy tế bào chết… bằng cách tự làm từ vỏ cam khô hoặc sử dụng vỏ cam hoặc chanh tươi chiết xuất từ trái cây. Vỏ cam có tác dụng tẩy tế bào chết tuyệt vời khi trộn với đường và dầu ô liu.
Tương tự, vỏ chanh hoặc cam có thể được sử dụng như một loại hỗn hợp tẩy tế bào chết trên mặt hai tuần một lần. Hoặc xay vỏ chanh, thêm vào trà đen hoặc trà xanh sẽ giúp bạn sáng da từ trong ra ngoài.
2. Giảm lượng cholesterol hiệu quả
Quá trình lựa chọn vỏ cam quýt vào trong chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ giúp cơ thể làm giảm mức cholessterol. Nguyên nhân là do trong vỏ cam, quýt có chứa sắc tố thực vật hesperidin. Đây là một bioflavonoid có các tác dụng như chống oxy hóa, chống viêm. Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, hesperidin có tác dụng làm giảm cholesterol và tăng huyết áp. Trong vỏ cam, quýt cũng chứa các flavon polymethoxylated góp phần hỗ trợ tim mạch khỏe mạnh.
3. Giảm viêm và dị ứng
Trong vỏ mỗi quả cam, quýt có đặc tính chống viêm tương tự như indomethacin - là một chất thường được dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm theo cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin.
Một số hợp chất có trong vỏ cam, quýt có thể ngăn chặn sự giải phóng của histamine - loại hóa chất gây ra dị ứng. Để hạn chế nguy cơ xảy ra dị ứng có thể lấy vỏ cam, quýt phơi khô ăn hoặc pha trà.
4. Tăng cường sức đề kháng
Chứa hàm lượng vitamin C cao nên khi tiêu thụ sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại cảm lạnh, ho, cảm cúm... Vì thế, rất nhiều người thường phơi khô vỏ cam, quýt để ăn hoặc chế biến thành đồ uống...
5. Cải thiện tiêu hóa
Vỏ cam quýt có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp chất limonene có trong vỏ những loại trái cây này có tác dụng trong quá trình kiềm ợ nóng hiệu quả. Vì vậy, những người bị viêm dạ dày hay chứng khó tiêu có thể ăn thêm vỏ cam quýt trong mỗi bữa ăn để khắc phục hiệu quả.
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (nguyên Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện 108), vỏ các loại trái cây như cam, chanh, quất, nhất là vỏ quýt có thể chữa được nhiều bệnh như đầy hơi, chán ăn, đau bụng, nôn mửa...
Vỏ của mỗi một quả cam, hay quả quýt thường sẽ giàu chất xơ có tên gọi polysacarit không hòa tan như tannin, hemi-cellulose và pectin. Những chất này sẽ giúp điều chỉnh đường ruột, tránh bị táo bón, cải thiện vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp như: khó tiêu, đầy hơi, đầy bụng, hội chứng ruột kích thích, ợ hơi...
6. Giảm cảm giác đau nhức đầu
Khi bị đau đầu, hãy đun sôi vỏ cam quýt sau đó dùng nước này để xông hơi mặt. Mùi hương dễ chịu của vỏ cam, vỏ quýt sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn, giảm cơn đau đầu, đồng thời tinh thần cũng thoải mái và tỉnh táo hơn.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Sáng 24/11, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Hội thảo góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt về áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường; phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em.