10/10/2023 06:43
Một nghiên cứu mới được công bố đầu tháng 10 trên Tạp chí của Hiệp hội Y học Hoa Kỳ (JAMA) cho thấy tỷ lệ vòng eo - hông (WHR) có thể là chỉ số chính xác hơn về sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh so với chỉ số khối cơ thể (BMI) trong việc dự đoán các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Tác giả chính của nghiên cứu là Guillaume Paré, giáo sư y khoa tại Đại học McMaster.
Nghiên cứu trước đây cho thấy một nửa số người được coi là có cân nặng trung bình hoặc "thừa cân" theo BMI được phát hiện là béo phì về mặt lâm sàng dựa trên tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể thực tế của họ.
BS. Mohini Aras, chuyên gia y học về béo phì tại trung tâm kiểm soát cân nặng toàn diện tại Weill Cornell Medicine và là người không tham gia vào nghiên cứu trên cho biết việc xác định béo phì dựa trên BMI có thể có sai sót. Những người có cùng chỉ số BMI có thể mắc các bệnh đi kèm và nguy cơ sức khỏe liên quan đến cân nặng khác nhau rõ rệt.
Cách tính tỷ lệ eo – hông theo chỉ số WHR
Theo GS. Paré: WHR rất dễ đo lường và có những video tuyệt vời để minh họa. Ông cho biết các hướng dẫn thường được sử dụng nói rằng WHR dưới 0,95 ở nam và dưới 0,80 ở nữ có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim thấp hơn. Tuy nhiên, ông cho biết các tiêu chí có thể cần được điều chỉnh dựa trên yếu tố chủng tộc và sắc tộc.
Để đo WHR, Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ hướng dẫn nên đứng lên và sử dụng thước dây. Hãy đo chu vi vòng eo bằng cách quấn thước dây quanh điểm hẹp nhất của cơ thể. Điểm đó thường nằm ở khoảng giữa xương sườn thấp nhất và đầu xương hông.
Sau đó, hãy đặt thước dây song song với sàn nhà và đo điểm rộng nhất xung quanh mông và đùi của bạn. Chia chu vi vòng eo cho chu vi hông để có số đo cuối cùng.
Theo các chuyên gia, nên lưu ý khi đo chỉ số eo - hông cần nhớ:
Đo ở đúng khu vực.
Đo vào cùng một thời điểm trong ngày mỗi vì số đo có thể dao động trong ngày do các yếu tố như lượng nước uống vào và đổ mồ hôi.
Đặt thước dây phẳng trên da mà không để quá chặt hoặc quá lỏng.
Đứng thẳng và không khom lưng.
Lưu ý, không nên được sử dụng cách tính này để tự mình xác định kết quả sức khỏe vì đây chỉ là một công cụ mà chuyên gia chăm sóc sức khỏe tham khảo để đánh giá nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định chỉ số WHR khỏe mạnh là: < 0,9 ở nam giới < 0,85 ở nữ giới. Ở cả nam và nữ, chỉ số WHR từ 1.0 trở lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và rối loạn sức khỏe khác có liên quan đến thừa cân. |
Theo Sức khỏe và Đời sống
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.