25/05/2022 08:38
1. Sốt xuất huyết là gì?
Những năm gần đây, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã ghi nhận sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm. Bệnh có thể mắc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt nhiều nhất là mùa mưa, phổ biến tại các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. Bệnh lây lan nhanh, muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh.
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, với 4 chủng khác nhau là DEN1, DEN2, DEN3, DEN4. Sau khi bị nhiễm một chủng, cơ thể sẽ tạo miễn dịch suốt đời với chủng đó. Tuy nhiên, lúc này người bệnh vẫn có thể bị sốt xuất huyết lần 2, lần 3 hay thậm chí là lần 4 do nhiễm các chủng khác.
2. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Các triệu chứng khi người bệnh nhiễm virus Dengue thường không rõ ràng.
Ở thể bệnh nhẹ, triệu chứng của người bệnh thường là sốt cao đột ngột 39-40 độ, sốt kéo dài và khó hạ. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như đau đầu, đau hốc mắt dữ dội.
Ở thể nặng, người bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu xuất huyết như chấm đỏ ngoài da, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Cũng có trường hợp kèm đau bụng, chân tay lạnh, người vật vã. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
3. Các giai đoạn tiến triển của bệnh sốt xuất huyết
Có thể thấy bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng khá đa dạng. Người bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn ủ bệnh: người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng, thường từ 4 - 7 ngày, cũng có thể là 14 ngày.
Giai đoạn sốt: Khởi phát đột ngột, sốt cao trên 39 độ, kéo dài và khó hạ, kéo dài 1-3 ngày. Các triệu chứng kèm theo như mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ kèm nôn mửa, tiêu chảy,...
Giai đoạn nguy hiểm: Khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi sốt. Triệu chứng trở nặng, có thể thấy các dấu hiệu xuất huyết dưới da ở chân, tay, bụng, đùi. Nặng hơn, người bệnh có thể xuất huyết nội tạng, xuất huyết tiêu hóa hoặc xuất huyết não, rất nguy hiểm.
Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn trên, người bệnh sẽ dần hết sốt, thể trạng tốt hơn, bắt đầu thèm ăn. Số lượng tiểu cầu cũng tăng dần, người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Bệnh sốt xuất huyết diễn tiến nhanh nên cần phải được điều trị sớm, ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Người bệnh có thể lựa chọn hỗ trợ điều trị bằng các loại thảo dược như xuyên tâm liên, thanh hao hoa vàng, đinh hương, hoàng cầm,... Bên cạnh đó, những loại thảo dược trên còn giúp hỗ trợ tăng đề kháng cho cơ thể.
4. Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần quan sát cẩn thận, đặc biệt là khi xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo như:
- Xuất huyết: chấm đỏ trên da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, kinh nguyệt bất thường
- Đau bụng dữ dội, liên tục nôn
- Người sốt cao li bì, rối loạn ý thức
- Khó thở, chân tay lạnh, xanh tím.
Nếu có những dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện ngay để được điều trị và xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
5. Cách hỗ trợ cải thiện tình trạng sốt xuất huyết
Sau khi đã chẩn đoán xác định mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần được điều trị sớm. Hiện nay, y học vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu. Thay vào đó, người bệnh thường dùng thuốc điều trị triệu chứng như Acetaminophen (hạ sốt, giảm đau), Oresol (bù nước, bù điện giải,...) kết hợp các sản phẩm tăng cường đề kháng, ức chế virus hiệu quả. Việc tăng đề kháng rất quan trọng đối với các bệnh virus vì vừa giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh, vừa giúp giảm biến chứng, triệu chứng khi mắc bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Sáng 24/11, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Hội thảo góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt về áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường; phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em.