29/12/2023 08:51
Các chuyên gia y tế cho rằng cần nhận thức rõ, tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn có vai trò hết sức quan trọng, giúp các cặp đôi chuẩn bị tâm lý, sức khỏe sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Cùng đó, các chuyên gia y tế cũng lưu ý, cả nam, nữ nên khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu từ 3-6 tháng trước khi kết hôn. Từ đó, giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.
Theo BSCKII Phạm Thúy Nga, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản & Nam học Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc làm mang lại lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe sinh sản nói riêng mà còn cả thể chất lẫn tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tương lai.
"Đây là những việc rất cần thiết, để giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh di truyền, nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này"- BS Nga nói.
PGS.TS Trần Danh Cường - Chủ nhiệm bộ môn Sản, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết khám sức khỏe tiền hôn nhân chắc chắn là cần thiết, đặc biệt là những bệnh lý như máu khó đông - hemophilia, tan máu bẩm sinh Thalassemia.
Ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 326-TTg lấy ngày 26/12 hằng năm làm ngày Dân số Việt Nam và Ngày 26/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 hằng năm là "Tháng hành động quốc gia về Dân số" nhằm nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam; Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam. |
Theo Sức khỏe và Đời sống
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.