06/02/2024 13:59
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị nên bổ sung lượng đồng sau đây hàng ngày tùy theo độ tuổi để có sức khỏe tốt nhất:
- Trẻ sơ sinh 0 - 12 tháng: 200 mcg/ngày
- Trẻ em 1 – 3 tuổi: 300mcg/ngày
- Người lớn và trẻ em trên 4 tuổi: 900 mcg/ngày
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 1.300 mcg/ngày
Để tăng lượng đồng cho cơ thể một cách tự nhiên, hãy bổ sung các loại thực phẩm như:
Sô cô la đen có nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Nó có thể hỗ trợ giảm mức cholesterol và được chứng minh là tăng cường sức khỏe tim mạch. Sô cô la đen chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải vì nó cũng chứa nhiều calo. 0,015mg đồng có thể được tìm thấy trong một thanh sô cô la đen.
Khoảng 0,34 mg đồng có thể được tìm thấy trong một củ khoai tây cỡ trung bình. Nhưng nên nấu khoai tây cả vỏ vì vỏ có hàm lượng đồng cao nhất. Đồng cũng được tìm thấy trong khoai lang; một củ khoai lang cỡ vừa có 0,13mg đồng.
Cải xoăn sống và rau bina là hai ví dụ về các loại rau xanh giàu dinh dưỡng, ít calo và nhiều đồng. Hơn nữa, chúng còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin K, canxi, magie và folate cao, tất cả đều hỗ trợ sự phát triển xương khỏe mạnh, sản xuất tế bào máu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Những người ăn một chén canh với 48mg cải xoăn có tác dụng giúp cơ thể tích lũy được 68% đồng.
Trong danh sách thực phẩm bổ sung đồng dồi dào có gan bò. Chỉ cần tiêu thụ 4,49mg gan bò là chúng ta đã có thể đáp ứng lượng đồng cần thiết cho cơ thể đến 641%. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều đồng cần bổ sung nếu cơ thể đang rơi vào tình trạng thiếu hụt đồng.
Có thể đáp ứng nhu cầu đồng hàng ngày bằng cách ăn 20g hoặc 1-2 miếng gan gà. 1 bát hoặc 100g gan gà cung cấp khoảng 7mg đồng.
Nấm hương (nấm đông cô) rất giàu dinh dưỡng, điển hình là chứa khoáng chất kẽm, canxi, phốt-pho và đồng. Nếu muốn tìm thực phẩm bổ sung đồng thì bạn đừng quên nấm hương vì chỉ cần ăn 1,29mg nấm nấu chín đã cung cấp đến 184% lượng đồng trong cơ thể.
Ăn 10g hàu chế biến có thể cung cấp cho bạn khoảng 720 mcg đồng. Do vậy, ăn trên 10g hàu mỗi ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu đồng hàng ngày của bạn.
Tác dụng phụ của đồng
Mặc dù đồng rất cần thiết nhưng việc hấp thụ quá mức có thể dẫn đến những tác dụng phụ. Các triệu chứng ngộ độc đồng bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Tiếp xúc lâu dài với hàm lượng đồng cao có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.
Độc tính của đồng rất hiếm gặp ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở những người mắc bệnh Wilson, một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.