22/09/2023 08:55
Nhóm đối tượng trẻ em có nguy cơ thiếu sắt cao
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng 2019-2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước là 19,6%, trung bình cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt.
Thông tin từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, những nhóm trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao mà ba mẹ cần nắm rõ:
Nhóm 1: Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân là những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao, nguyên nhân là do sự thiếu hụt sắt tích lũy ở các tuần cuối của thai kỳ không được mẹ truyền sang cho con, do vậy khuyến cáo cần bổ sung 2mg/kg/ngày và tối đa 15mg/ ngày cho trẻ từ 2 tuần tuổi và bổ sung liên tục cho đến khi trẻ 1 tuổi.
Nhóm: Trẻ trong giai đoạn tăng trưởng nhanh (tập bò, tập đi, tập đứng, dậy thì…) cũng là nhóm trẻ dễ có nguy cơ thiếu sắt, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chế độ dinh dưỡng cung cấp không đủ sắt so với tốc độ tăng trưởng của trẻ.
Ngoài ra, nhóm trẻ thường xuyên ốm bệnh ba mẹ chớ thờ ơ bởi: thời điểm trẻ bị ốm, virus, vi khuẩn sẽ lấy các vi chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt để sinh sôi và phát triển. Trong khi đó trẻ trong giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" tần suất mắc bệnh lý về đường hô hấp trung bình mỗi năm từ 4-6 lần. Vì vậy nhóm đối tượng này cũng rất dễ thiếu sắt.
Làm sao để bổ sung đủ vi chất sắt giúp trẻ phát triển khỏe mạnh?
Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Điều này sẽ giúp trẻ có đủ lượng sắt cần thiết, phát triển hệ miễn dịch tốt, bảo vệ con khỏi bệnh nhiễm trùng, giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt sắt.
Sau 6 tháng trở đi, khi trẻ ăn dặm mẹ cần cho con ăn đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày. Sắt có nhiều trong thực phẩm nhất là các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu…; trứng; hải sản như hàu, sò, cá, tôm…; các loại hạt đậu và một số loại rau xanh lá đậm.
Ngoài ra mẹ có thể cho trẻ ăn thêm những thực phẩm giàu vitamin C như dưa hấu, dâu tây, kiwi, cà chua… để làm tăng khả năng hấp thu sắt.
Tuy nhiên, cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt là chưa đủ. Hơn nữa, sắt có nhiều trong đạm động vật, trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì trẻ mới chỉ tập ăn với lượng nhỏ, dẫn đến trẻ rất dễ bị thiếu hụt sắt qua khẩu phần ăn hàng ngày. Vậy nên, đối với trẻ nằm trong nhóm nguy cơ cao hay trẻ chậm lớn, biếng ăn, xanh xao, còi cọc, ngoài việc ưu tiên các thực phẩm giàu sắt thì cần bổ sung thêm các chế phẩm sắt.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.