12/07/2023 13:23
Ngày Dân số Thế giới năm 2023 là dịp để Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tiếp tục thực hiện những công việc, những nỗ lực không ngừng đảm bảo quyền và lựa chọn cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái để tạo ra một thế giới với tiềm năng vô hạn.
Ngày nay, phụ nữ có rất nhiều cơ hội để khẳng định bản thân, được nói và hành động theo mong muốn chính đáng của mình, có những đóng góp to lớn vào mọi mặt của đời sống, cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, bình đẳng giới vẫn là một hành trình gian nan, đòi hỏi cần được quan tâm một cách sâu sát, vì chất lượng cuộc sống của mỗi người và vì một xã hội tốt đẹp, nhân văn hơn.
Nhận định về vấn đề nâng cao chất lượng dân số thời gian qua, ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua, Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong nâng cao chất lượng dân số.
Theo báo cáo phát triển con người, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đều tăng qua các năm và đã đạt 0,704 điểm, đứng thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2019. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tính từ lúc sinh ra đã đạt 73,7 tuổi (năm 2020) và cao hơn so với trung bình chung của khu vực Đông Nam Á.
Tầm vóc thể lực của người Việt Nam đã có bước cải thiện; chiều cao ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi có sự thay đổi đáng kể (năm 2020, chiều cao trung bình ở nam giới đạt 168,1 cm, ở nữ giới đạt 156,2cm); tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi) năm 2020 giảm còn 14,8%; tỷ suất tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đều giảm mạnh; tỷ số tử vong bà mẹ cũng giảm mạnh… Nhiều dịch vụ như tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh, tật trước sinh và sơ sinh được triển khai, từng bước mở rộng…
Tuy đã có sự cải thiện nhưng hiện nay chất lượng dân số vẫn còn hạn chế, chỉ số phát triển con người vẫn còn thấp, tầm vóc chậm được cải thiện; tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh lại thấp so với nhiều nước; tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao; tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người…
Bên cạnh thực tế trên, theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, còn nhiều khó khăn, thách thức để nâng cao chất lượng dân số. Cụ thể, mức sinh giữa các vùng hiện còn chênh lệch đáng kể; đặc biệt, việc mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn diễn ra. Chất lượng dân số còn thấp trong khi phân bố dân số, quản lý di cư còn nhiều bất cập…
Theo Sức khỏe và Đời sống
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.