06/01/2023 16:43
1. Nồng độ natri huyết thanh có liên quan đến lượng nước trong cơ thể
Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (NIH) được công bố vào ngày 02/01/2023 cho thấy, những người trưởng thành uống đủ nước dường như khỏe mạnh hơn, ít mắc các bệnh mạn tính hơn, chẳng hạn như bệnh tim và phổi, đồng thời sống lâu hơn những người không được cung cấp đủ nước. Những phát hiện của NIH có thể cung cấp manh mối ban đầu về nguy cơ gia tăng lão hóa sinh học và tử vong sớm.
Sử dụng dữ liệu sức khỏe được thu thập từ 11.255 người trưởng thành trong khoảng thời gian 30 năm, các nhà nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa nồng độ natri huyết thanh - tăng lên khi lượng chất lỏng nạp vào giảm - và các chỉ số khác nhau về sức khỏe.
Họ phát hiện ra rằng, những người trưởng thành có nồng độ natri huyết thanh ở mức cao hơn bình thường có nhiều nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và có dấu hiệu lão hóa sinh học cao hơn so với những người có nồng độ natri huyết thanh ở mức trung bình. Điều này dựa trên các chỉ số như sức khỏe trao đổi chất và tim mạch, chức năng phổi và tình trạng viêm nhiễm.
Tiến sĩ Natalia Dmitrieva, tác giả nghiên cứu và nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Y học Tái tạo Tim mạch tại Cơ qu an Tim, Phổi và Máu Quốc gia cho biết: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hydrat hóa thích hợp có thể làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài cuộc sống không bệnh tật.
2. Uống đủ nước có thể làm chậm quá trình lão hóa
Nghiên cứu này mở rộng nghiên cứu mà các nhà khoa học đã công bố vào tháng 3/2022, trong đó tìm thấy mối liên hệ giữa phạm vi cao hơn của nồng độ natri huyết thanh bình thường và nguy cơ suy tim gia tăng. Cả hai phát hiện đều đến từ nghiên cứu Rủi ro xơ vữa động mạch trong cộng đồng (ARIC), bao gồm các nghiên cứu phụ liên quan đến hàng nghìn người trưởng thành da đen và da trắng trên khắp Hoa Kỳ.
Nghiên cứu phụ ARIC đầu tiên bắt đầu vào năm 1987 và đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời định hình các hướng dẫn lâm sàng để điều trị và phòng ngừa.
Đối với phân tích mới nhất này, các nhà nghiên cứu đã đánh giá thông tin mà những người tham gia nghiên cứu chia sẻ trong 5 lần khám bệnh - 2 lần đầu tiên khi họ ở độ tuổi 50 và lần cuối cùng khi họ ở độ tuổi 70-90. Để cho phép so sánh công bằng giữa mức độ hydrat hóa tương quan với kết quả sức khỏe, các nhà nghiên cứu đã loại trừ những người trưởng thành có nồng độ natri huyết thanh cao khi kiểm tra cơ bản hoặc mắc các bệnh lý nền, như béo phì, có thể ảnh hưởng đến nồng độ natri huyết thanh.
Sau đó, họ đánh giá mức độ natri huyết thanh tương quan như thế nào với quá trình lão hóa sinh học, được đánh giá thông qua 15 dấu hiệu sức khỏe. Điều này bao gồm các yếu tố, chẳng hạn như huyết áp tâm thu, cholesterol và lượng đường trong máu, cung cấp cái nhìn sâu sắc về hệ thống tim mạch, hô hấp, trao đổi chất, thận và miễn dịch của mỗi người hoạt động tốt như thế nào. Họ cũng điều chỉnh các yếu tố như tuổi tác, chủng tộc, giới tính sinh học, tình trạng hút thuốc lá và tăng huyết áp.
Tiến sĩ Dmitrieva cho biết: Những người có natri huyết thanh từ 142 mEq/L trở lên sẽ được hưởng lợi từ việc đánh giá lượng chất lỏng mà họ đưa vào. Hầu hết mọi người có thể tăng lượng chất lỏng của họ một cách an toàn để đáp ứng mức khuyến nghị, điều này có thể được thực hiện với nước cũng như các chất lỏng khác, như nước trái cây, hoặc rau và trái cây có hàm lượng nước cao.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Sáng 24/11, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Hội thảo góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt về áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường; phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em.