20/12/2022 16:47
Dinh dưỡng hàng ngày cho người trung niên - nên thêm gì, bớt gì?
Từ sau 50 tuổi, một người bình thường có xu hướng dễ dàng tích lũy chất béo hơn (ước tính tầm 0,7kg mỗi năm) trong khi khối lượng cơ lại giảm đến 200g, đồng nghĩa với quá trình trao đổi chất chậm đi, dẫn đến nhu cầu về năng lượng giảm.
Với người Việt Nam nói riêng, bước sang độ tuổi ngoài 50, cơ thể cần cung cấp khoảng 1700-1900Kcal mỗi ngày, ít hơn 20-30% so với người ở độ tuổi 25. Trong khi nhu cầu về lượng thấp hơn, thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày lại có phần "cầu kỳ" hơn, do ở giai đoạn này, khả năng hấp thu dưỡng chất cũng như tự sản sinh ra các tế bào miễn dịch bị suy giảm, dẫn đến giảm sức đề kháng và thiếu hụt nhiều vi chất có lợi.
Dinh dưỡng hàng ngày cho người ngoài 50 bởi vậy cần được thêm, bớt hợp lý để thích nghi với những thay đổi tất yếu của cơ thể. Không có một công thức chung nào đúng với mọi thể trạng, tuy nhiên, một số nguyên tắc cơ bản sau đây cần được tuân thủ nhằm xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và đẩy lùi các vấn đề sức khoẻ lúc "có tuổi":
- Bớt các thực phẩm khó tiêu, tăng rau củ quả và thức ăn, đồ uống có chứa lợi khuẩn, men tiêu hoá: Nhu động ruột và khả năng tiết dịch vị giảm đi khiến cho người trung tuổi dễ mắc các chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, táo bón. Do vậy, vẫn là các nhóm dưỡng chất cơ bản như đạm, chất béo, tinh bột, nhưng nguồn thực phẩm nên được chuyển dịch từ thịt qua cá, tôm, cua, các loại hạt; sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.
Bên cạnh đó, việc chủ động bổ sung men tiêu hoá và các thức uống dinh dưỡng có chứa lợi khuẩn cũng giúp tạo hàng rào bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn xấu bám vào niêm mạc ruột, từ đó góp phần điều hoà hoạt động của không chỉ hệ tiêu hoá mà còn cả hệ miễn dịch và quá trình chuyển hóa dưỡng chất.
- Bớt khẩu phần ăn, thêm số lượng bữa, xen lẫn các bữa phụ: Khả năng tiêu hoá và nhu cầu năng lượng giảm khiến cho việc chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày trở thành một chiến lược hiệu quả, giúp giảm áp lực làm việc cho hệ tiêu hoá đồng thời tăng khả năng hấp thu.
- Chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, hạn chế "calo rỗng": "Calo rỗng" được dùng để chỉ các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và cồn nhưng nghèo giá trị dinh dưỡng, tiêu biểu như đồ ngọt, bánh rán, nước có ga. Việc tiêu thụ các sản phẩm này vừa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, vừa gây ra dư thừa năng lượng và "chiếm chỗ" của các thực phẩm lành mạnh trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngược lại, các sản phẩm giàu dưỡng chất với lượng calo vừa phải sẽ là lựa chọn lý tưởng để thay thế.
- Bổ sung nước: Cơ thể cần 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hoá và đào thải độc tố. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi thường uống không đủ nước do không để ý hoặc sợ tiểu đêm. Một cách hiệu quả để khắc phục tình trạng này là chọn các rau củ quả mọng nước, sản phẩm dinh dưỡng dạng lỏng để liên tục bổ sung nước từ nhiều nguồn.
- Đa dạng loại thực phẩm, kết hợp giữa đồ ăn và thức uống: Không chỉ nhằm kích thích vị giác, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau còn góp phần tích cực trong việc bổ sung và cân đối dinh dưỡng hàng ngày.
Tại sao nên kết hợp thức uống dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày?
Với những thay đổi hết sức đặc thù ở độ tuổi ngoài 50, thức uống dinh dưỡng trở thành một lựa chọn lý tưởng về nhiều phương diện. Không như các thực phẩm đơn thuần chỉ giàu một vài nhóm dưỡng chất nhất định, thức uống dinh dưỡng có khả năng cung cấp cùng lúc nhiều chất dinh dưỡng trong một lần sử dụng, tránh "áp lực" chế biến và ăn nhiều món khác nhau cũng như cảm giác no và đầy bụng. Với dạng lỏng, đây cũng là giải pháp hiệu quả để cung cấp nước cho cơ thể, đồng thời giúp khắc phục tâm lý ngại ăn ở một số người lớn tuổi, đặc biệt là những người gặp khó khăn trong nhai nuốt.
Thể chất thay đổi trong khi vẫn cần duy trì các hoạt động hàng ngày khiến người trung niên cần chọn những thực phẩm tối ưu nhất.
Để lựa chọn được thức uống dinh dưỡng, tiêu chí quan trọng nhất là thành phần dinh dưỡng đa dạng và bao gồm các vitamin, khoáng chất, lợi khuẩn phù hợp với nhu cầu của người "có tuổi". Tiếp đến, định lượng mỗi khẩu phần cùng hàm lượng calo, đường, chất béo nên vừa đủ để có thể tách làm một bữa phụ nhưng không gây no và cản trở tiêu hoá.
Trên thực tế, các thức uống dinh dưỡng thực sự hiệu quả thường cần một quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm lâu dài với sự đầu tư công nghệ bài bản, chỉn chu. Một trong những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện tại có thể kể đến Climeal, được sản xuất bởi công ty trực thuộc Tập đoàn Morinaga Milk Industry - nhà sản xuất sữa lớn tại Nhật Bản với bề dày hơn 100 năm kinh nghiệm. Đây là tập đoàn tiên phong nghiên cứu và chọn lọc từ hàng nghìn acid lactic để tổng hợp nên chủng vi khuẩn LAC-Shield® , còn được biết đến với tên gọi Lactobacillus paracasei MCC1849. Lợi khuẩn này được chứng minh lâm sàng góp phần cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh cúm, tăng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng và nâng cao hiệu quả của vắc xin phòng cúm. Mỗi hộp Climeal cung cấp khoảng 10 tỷ lợi khuẩn LAC-Shield®, bên cạnh đó còn chứa đến 27 vitamin và khoáng chất, trong đó bao gồm những vi chất thường xuyên thiếu hụt ở người già như vitamin B1, B6, B12, acid folic, đạm, canxi, chất xơ…
Climeal sở hữu thành phần dinh dưỡng "đẹp" với tỉ lệ đường thấp và cung cấp 260Kcal - hàm lượng calo vừa đủ để thay thế một bữa ăn nhẹ. Sản phẩm có 3 hương vị khác nhau (vani, chuối, ngô) giúp tăng cảm giác ngon miệng. Với thiết kế nhỏ gọn (chỉ 190ml), Climeal thích hợp để dự trữ, sử dụng trong lúc không tiện nấu ăn và dễ dàng mang theo trong các chuyến đi hoặc hoạt động ngoài trời.
Cùng với việc hiểu về những thay đổi của cơ thể và thông thái lựa chọn các sản phẩm "tất cả trong một" như thức uống dinh dưỡng, việc điều chỉnh thói quen ăn uống không còn là thử thách mà trở thành một niềm vui và trải nghiệm thú vị giúp sức khoẻ và tinh thần luôn tươi mới bất chấp tuổi tác.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Sáng 24/11, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Hội thảo góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt về áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường; phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em.