03/06/2022 08:56
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, ngày 02/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.088 ca nhiễm mới đều ở trong nước tại 46 tỉnh, thành phố (có 910 ca trong cộng đồng). Hà Nội vẫn nhiều nhất với 238 F0, tiếp sau đó là Bắc Ninh với 116 F0; trong 44 tỉnh, thành còn lại, có gần 20 địa phương ghi nhận chỉ 01 - 10 ca COVID-19 mới. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 1.072 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.722.634 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.311 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.714.876 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.600.968), TP. Hồ Chí Minh (609.452), Nghệ An (484.690), Bắc Giang (387.585), Bình Dương (383.781).
Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 9.477.660 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.201.895 trường hợp, trong đó có 55 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 44; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3; Thở máy không xâm lấn: 2; Thở máy xâm lấn: 4; Thở ECMO: 2.
Theo Bộ Y tế, số ca COVID-19 mắc mới, số ca nặng, số tử vong có xu hướng giảm mạnh tại hầu hết các tỉnh, thành phố, hiện ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới mỗi ngày (thấp nhất trong gần 10 tháng qua); riêng 5 ngày liên tiếp gần đây chỉ ghi nhận 0-1 ca tử vong trên toàn quốc và chỉ còn hơn 50 ca nặng đang điều trị (thấp nhất trong hơn 10 tháng qua).
Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 giai đoạn 2022 - 2023.
Bộ Y tế đề nghị các đon vị, địa phương tập trung truyền thông về đẩy mạnh tiêm chủng; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân nâng cao sức khỏe; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19; không chủ quan sau khi mắc bệnh
Theo Bộ Y tế vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Thời hạn cuối cho 13 tỉnh, thành từ chối nhận, xin điều chuyển, chậm nhân vaccine đã được phân bổ
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tại cuộc họp trực tuyến kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine giữa Bộ Y tế với 63 tỉnh, thành hôm 01/6 có 13 tỉnh, thành phố từ chối nhận vaccine, xin điều chuyển vaccine đi địa phương khác và chưa đến nhận vaccine đã được phân bổ.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị nhận ngay - hạn đến ngày 03/6. "Trong trường hợp địa phương nào không nhận vaccine, đề nghị UBND tỉnh có văn bản cam kết đến Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế, ghi rõ hết đối tượng tiêm, chúng tôi không nhận vaccine nữa, nếu để xảy ra dịch bùng phát thì địa phương sẽ chịu trách nhiệm" - Thứ trưởng nói.
Liên tục trong thời gian qua, Bộ Y tế đã có hàng loạt công điện, văn bản, hướng dẫn, đôn đốc và 'thúc' đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 tuy nhiên tiến độ tiêm mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đang chậm lại.
Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 221.558.297 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.505.210 liều: Mũi 1 là 71.479.817 liều; Mũi 2 là 68.791.708 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.053.954 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.381.138 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 291.475 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.474.707 liều: Mũi 1 là 8.938.636 liều; Mũi 2 là 8.536.071 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 4.578.380 liều: Mũi 1 là 4.104.401 liều; Mũi 2 là 473.979 liều.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Sáng 24/11, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) tổ chức Hội thảo góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt về áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường; phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em.