06/08/2024 11:53
Hệ tiêu hóa không chỉ có vai trò về dinh dưỡng mà còn kết nối với nhiều hệ còn lại để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, làn da,… qua đó năng cao sức khỏe tổng thể về thể chất và tinh thần. Do đó, một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị trục trặc có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến những bộ phận khác của cơ thể.
Trước tiên phải kể đến sức khỏe đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể. Theo PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sức khỏe hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức đề kháng và sức khỏe của cơ thể con người, đặc biệt hệ đường ruột được xem như người gác cổng, bảo vệ đường ruột và nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
"70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường tiêu hóa. Nếu đủ khỏe mạnh, nó có thể xác định, trung hòa, tiêu diệt hầu hết tác nhân gây bệnh trên đường chúng xâm nhập vào cơ thể. Do đó, tiêu hóa khỏe tỷ lệ thuận với hệ miễn dịch khỏe mạnh và là chìa khóa quan trọng giúp phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể khỏe mạnh", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Không chỉ ảnh hưởng hệ miễn dịch, sức khỏe tiêu hóa còn tác động đến các bộ phận khác. Ví dụ, khi sức khỏe tiêu hóa kém có thể khiến cơ thể ứ đọng nhiều chất độc, cặn bã, sự trao đổi chất kém có thể khiến làn da sạm nám, mụn trứng cá hoặc thậm chí xuất hiện các bệnh lý da liễu khác.
Hay các nghiên cứu cho thấy, sức khỏe tiêu hóa ảnh hưởng đến trục não bộ, từ đó giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể góp phần cải thiện tâm trạng của một người, thông qua trục não – ruột. Lý do chế độ ăn uống ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng của bạn vì chế độ ăn uống cung cấp, nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng nuôi dưỡng hệ vi sinh tốt có thể giúp cơ thể bạn hoạt động tối ưu.
Bí quyết tăng cường sức khỏe tiêu hóa từ sữa chua
Một trong các bí quyết tăng cường sức khỏe tiêu hóa khỏe từ đó giúp củng cố sức khỏe tổng thể được nhiều chuyên gia nhắc đến chính là bổ sung nguồn lợi khuẩn cho cơ thể. Có nhiều cách bổ sung lợi khuẩn như ăn sữa chua, dưa chua… Tuy nhiên, sữa chua được khuyến nghị nên sử dụng hằng ngày.
Theo đó, sữa chua được lên men tự nhiên từ sữa nên giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Sữa chua được lên men từ chủng men Lactobacillus Bulgaricus, khi vào đến đại tràng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, từ đó hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Những người bị các bệnh lý đại tràng hay trẻ bị các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… ăn sữa chua giúp đường tiêu hóa ổn định, khỏe mạnh hơn.
Theo đó, các chuyên gia khuyên, nên ăn mỗi ngày 1 hộp sữa chua và có thể thay đổi các hương vị hoặc trộn lẫn với các thực phẩm khác như hoa quả, ngũ cốc… để kích thích vị giác. Đặc biệt hiện nay sữa chua Vinamilk đa dạng về hương vị, đem đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng như sữa chua ăn trắng (có đường, ít đường, không đường), sữa chua cho phái đẹp (vị nha đam, lựu đỏ, dâu và trái cây tổng hợp), sữa chua cao cấp (nếp cẩm, trân châu đường đen).
Theo Sức khỏe và Đời sống
Các cặp đôi sàng lọc tan máu bẩm sinh, máu khó đông, loạn dưỡng cơ Duchenne trước khi kết hôn có thể phòng tránh bệnh di truyền trong quá trình mang thai.