28/03/2024 14:56
Theo Bác sĩ Nguyễn Hồng Hiền, phụ trách Khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ mắt có liên quan đến yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng. Trong đó, cận thị do di truyền chiếm 25%. Còn lại chủ yếu do thói quen sinh hoạt như lạm dụng thiết bị điện tử, môi trường ánh sáng chưa phù hợp, ít tham gia vận động sinh hoạt ngoài trời.
"Trẻ em tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử như laptop, máy tính bảng, tivi, điện thoại... có nguồn ánh sáng xanh nguy hiểm, khiến cho tình trạng cận thị tăng", bác sĩ Hiền nói, thêm rằng WHO cảnh báo mỗi người chỉ cần tiếp xúc với màn hình điện tử trên 3 giờ mỗi ngày có thể đối diện nguy cơ suy giảm thị lực.
Hiện các phương pháp mổ cận phổ biến là can thiệp độ cong giác mạc gồm Smile, Lasik, hay can thiệp kính nội nhãn như Phakic ICL. Các phương pháp này đều cải thiện thị lực, song người bệnh cần kiểm tra mắt để lựa chọn phác đồ phù hợp.
Những trường hợp cận nặng, giác mạc mỏng, cần sử dụng phương pháp ICL (kính áp tròng nội nhãn). Đây là phương pháp phẫu thuật đưa một thấu kính rất mỏng, nhỏ vào bên trong mắt của người có tật khúc xạ qua một đường mổ rất nhỏ, phẫu thuật nhanh, không đau, không chảy máu.
Mổ mắt chỉ dành cho người trên 18 tuổi, trẻ em chưa được phép phẫu thuật tật khúc xạ ở mắt này. Vì vậy, trẻ cần đeo kính phù hợp để không hại mắt, không khiến cho tình trạng cận thị gia tăng cấp độ nặng thêm. Hàng ngày trẻ dành ít nhất một giờ mỗi ngày hoạt động thể chất ngoài trời, để rời xa máy tính, tivi hoặc điện thoại.
Khi có triệu chứng khô mắt, có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, tăng cường các loại rau, củ có màu cam vào bữa ăn hàng ngày.
Theo vnexpress.net
Phương pháp nhịn ăn gián đoạn đã trở nên phổ biến như một lựa chọn lối sống để kiểm soát cân nặng và các lợi ích sức khỏe tiềm năng, song bên cạnh đó cũng mang đến rủi ro cho một số người.